1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tương quan lực lượng Nga - Mỹ trên chiến trường Syria

Quan hệ giữa Nga với Mỹ và đồng minh tiếp tục căng thẳng sau khi hai tàu chiến USS Porter và USS Ross của Mỹ ở Địa Trung Hải khai hỏa 59 tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Al Shayrat ở tỉnh Homs (Syria) với lý do Syria đã sử dụng vũ khí hóa học.

Ảnh: Mirror
Ảnh: Mirror

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ, ngay lập tức Nga đã phản ứng bằng cách đình chỉ thỏa thuận an toàn bay với Mỹ tại Syria và điều Khinh hạm Đô đốc Grigorovich RFS-494 tới đông Địa Trung Hải hướng đến áp sát vị trí hai tàu khu trục Mỹ.

Điều này dự báo cuộc đối đối đầu quân sự giữa Nga với Mỹ và đồng minh sẽ gay cấn trong thời gian tới. Tìm hiểu về tương quan lực lượng giữa Nga với Mỹ và đồng minh có ý nghĩa quan trọng giúp hé lộ phần nào những toan tính chiến lược của các bên tại chiến trường Syria.

Lực lượng tàu mặt nước

Lực lượng tàu hải quân của Nga có Khinh hạm Đô đốc Grigorovich RFS-494, tàu khu trục tên lửa, tàu tuần tra, tàu hộ tống, tàu chở dầu, tàu đổ bộ dùng để vận chuyển vũ khí trang bị kĩ thuật phục vụ cho chiến dịch quân sự tại Syria, thông qua quân cảng Tartus, nằm bên bờ Địa Trung Hải.

Khinh hạm Đô đốc Grigorovich lập tức tới Địa Trung Hải sau khi Mỹ tấn công Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Khinh hạm Đô đốc Grigorovich lập tức tới Địa Trung Hải sau khi Mỹ tấn công Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Lực lượng của Mỹ có tàu sân bay USS George H.W.Bush, tàu chiến USS Porter và USS Ross vừa tiến hành khai hỏa vào căn cứ không quân ở Syria, tàu chở dầu.

Chiến hạm USS Porter vừa khai hỏa tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ quân sự Syria. Ảnh: US Navy
Chiến hạm USS Porter vừa khai hỏa tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ quân sự Syria. Ảnh: US Navy

Ngoài ra, đồng minh của Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có hải quân Thổ Nhĩ Kỳ duy trì sự hiện diện lớn nhất với 4 tàu chiến gần bờ biển Syria, Pháp đóng góp một tàu tuần dương.

Lực lượng không quân

Nga chủ yếu triển khai máy bay cường kích hỗ trợ quân chính phủ Syria tấn công phiến quân trên mặt đất.

Lực lượng không quân của Nga tại Syria bao gồm: Máy bay tiêm kích Su-30SM được trang bị pháo GSh-30-1 30mm và tên lửa không đối không R-77.

Tiêm kích đa năng Su-30SM của Không quân Nga đang đồn trú tại Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Tiêm kích đa năng Su-30SM của Không quân Nga đang đồn trú tại Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Máy bay tiêm kích Su-35S được trang bị pháo GSh-30-1 30mm và tên lửa không đối không R-77. Máy bay ném bom Su-24 được trang bị pháo GSh-6-23 23mm và bom laser KAB-500L. Máy bay cường kích Su-25 được trang bị pháo GSh-30-2 30mm và tên lửa dẫn đường Kh-29.

Trong khi Mỹ và đồng minh tập trung nhiều tiêm kích chiếm ưu thế trên không, oanh tạc “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng, lực lượng không quân của Mỹ chủ yếu là máy bay tiêm kích F/A-18 đỗ trên tàu sân bay USS George H.W.Bush. Máy bay tiêm kích F/A-18 được trang bị tên lửa đối không AIM và bom laser Paveway.

Máy bay tiêm kích F/A-18 của Không quân Hải quân Mỹ tại Địa Trung Hải. Ảnh: US Navy
Máy bay tiêm kích F/A-18 của Không quân Hải quân Mỹ tại Địa Trung Hải. Ảnh: US Navy

Ngoài ra, các lực lượng đồng minh của Mỹ như Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất có máy bay tiêm kích F15E trang bị pháo M61A1 20mm và tên lửa đối không AIM-7. Tiêm kích tàng hình F-22A trang bị pháo M61A1 20mm và tên lửa đối không AIM-7.

Trong khi đó lực lượng không quân của Qata có Máy bay ném bom chiến lược B-52H trang bị 31,5 tấn bom đạn các loại.

Lực lượng phòng không

Hiện tại, lực lượng phòng không của Nga tại chiến trường Syria bao gồm một số hệ thống phòng không tối tân như: Hệ thống phòng không S-400, S-300 và tổ hợp Pantsir-S1 có nhiệm vụ bảo vệ phòng không hiệu quả cho các vị trí triển khai của Nga.

Theo lời Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Thượng viện Nga, ông Viktor Ozerov: nhiệm vụ của các lực lượng phòng không của Nga tại chiến trường Syria là bảo vệ căn cứ không quân Hmeymim và trạm hậu cần kỹ thuật vật chất ở Tartus cả từ mặt đất, từ biển và từ trên không, bất chấp đòn tấn công của Mỹ ngày 6/4 vào căn cứ không quân của Syria, đang do các tổ hợp S-300 và S-400 có mặt tại chỗ kiểm soát, chúng đảm bảo sự an toàn tin cậy cho các quân nhân của Nga.

Hệ thống phòng không S-400 được Nga đưa tới Syria nhằm bảo vệ lực lượng không quân của nước này đang tham chiến ở quốc gia Trung Đông. Ảnh: RIA Novosti
Hệ thống phòng không S-400 được Nga đưa tới Syria nhằm bảo vệ lực lượng không quân của nước này đang tham chiến ở quốc gia Trung Đông. Ảnh: RIA Novosti

Trong khi đó Mỹ và đồng minh hầu như không sử dụng lực lượng phòng không tại Syria mà chỉ cung cấp tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) cho lực lượng đối lập tại Syria.

Tương quan so sánh lực lượng giữa Nga với Mỹ và đồng minh sẽ còn tiếp tục biến đổi, tùy theo những thay đổi về mức độ gia tăng hiện diện quân sự, ý đồ chiến lược của các bên và sự biến chuyển cán cân trên chiến trường Syria.

Đồng thời, nó cho thấy một thực tế, đối đầu giữa quân đội Nga với Mỹ và đồng minh đã ngày càng hiện thực trên tất cả các phương diện.

Theo Đức Thức

Tiền Phong