1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp tại Trường Sa như thế nào?

(Dân trí) - Tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép, Trung Quốc chủ yếu sử dụng phương thức hút cát đá dưới biển rồi thổi lên các bãi đá ngầm để biến các bãi đã ngầm thành các đảo nổi, mở rộng diện tích cho đảo.

Ảnh chụp vệ tinh hoạt động bồi đắp ở đảo Chữ Thập.
Ảnh chụp vệ tinh hoạt động bồi đắp ở đảo Chữ Thập.
 
Sau đó, Trung Quốc tiến hành xây dựng các công trình quân sự trên đảo với mục đích thâu tóm toàn bộ các đảo trên Biển Đông.
Theo trang tin tiexue.net, sử dụng phương pháp hút cát tạo đảo có ưu điểm là tốc độ bồi lấp nhanh, quy mô lớn, hiệu quả cao. Do vậy, Trung Quốc đã điều 5 tàu hút bùn công suất lớn ra Trường Sa để tiến hành hút cát đá, bồi đắp đảo. Trung Quốc cho dẫn các ống dẫn cát từ tàu lên đảo rồi bơm phun cát lên bồi đắp đảo.
 
Đồng thời tiến hành với công việc hút cát đá, Trung Quốc tiến hành xây đê kè chắn sóng bằng bê tông để ngăn sóng không đánh làm trôi cát. Trung Quốc hiện đang đồng thời tiến hành bồi đắp đảo phi pháp tại các đảo Chữ Thập, Gạc Ma, Gaven, Huy Gơ, Châu Viên.
 
Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp tại Trường Sa như thế nào?
Trung Quốc nạo hút đất để xây đảo nhân tạo.

Tính đến cuối tháng 11/2014, diện tích bồi đắp ở Bãi Chứ Thập vào khoảng 1,5 km2 , đủ điều kiện để xây dựng sân bay. Dự kiến vào đầu năm 2015,  Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng.

Trung Quốc đang lợi dụng Mỹ và Nga tập trung vào tình hình Ukraine, để nhanh chóng mở rộng các đảo tại Trường Sa. Dự kiến đến cuối năm 2015,  Trung Quốc sẽ bồi đắp được 3,5 đến 4 km2 trên đảo Chữ Thập, sau đó, Trung Quốc sẽ tiến hành xây dựng cầu cảng, các công trình quân sự, bãi tránh gió cho các tàu cá tránh gió khi tác nghiệp tại Trường Sa.
 
Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp tại Trường Sa như thế nào?
 
Xung quanh việc  Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân đảo với ý đồ quân sự, các nước láng giềng đã bày tỏ sự quan ngại đối với hành động này của Trung Quốc, cho rằng việc làm của Bắc Kinh sẽ khiến tình hình căng thẳng ở Biển Đông thêm phức tạp.
 
Phía Mỹ cũng yêu cầu Trung Quốc dừng ngay động thái này để tránh gây căng thẳng, nhưng Bắc Kinh bao biện rằng các hoạt động xây dựng đảo chỉ nhằm cải thiện cuộc sống ngư dân trên đảo chứ không có mục đích quân sự.
 
Hương Giang
Theo tiexue.net