1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Trung Quốc với "nhiệm kỳ 2 nguyên trạng"

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở nhiệm kỳ 2 thường mong muốn duy trì tình hình nguyên trạng chứ không liều lĩnh để xảy ra khủng hoảng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra sự cố trên biển Đông ở cấp độ từ nhỏ đến trung bình? Câu hỏi này đã được biên tập viên cấp cao John Richard Cookson nêu lên trong bài viết trên tạp chí National Interest ngày 22-4 (giờ địa phương).

Năm 2009, các tàu Trung Quốc đã đến gần tàu thăm dò đại dương USNS Impeccable của hải quân Mỹ ở biển Đông. Tàu Trung Quốc đã phá rối và ném rác xuống biển ngay trước mũi tàu Mỹ. Trong một động thái hiếm hoi, Mỹ đã phát công hàm phản đối.

Vụ khủng hoảng này không dẫn đến chiến tranh. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chọn cách trả lời là ngừng leo thang căng thẳng và duy trì nguyên trạng.

Học giả Trung Quốc Khai Hà nhận định lúc đó ông Hồ Cẩm Đào đang trong nhiệm kỳ thứ hai, vừa trải qua giai đoạn loại bỏ các đối thủ và bổ nhiệm các đảng viên trung thành với ông.

Philippines đang trông cậy Mỹ bảo vệ an ninh. Ngày 19-4, máy bay Mỹ cất cánh từ căn cứ Clark (Philippines) để tuần tra gần bãi cạn Scarborough. Ảnh: KHÔNG LỰC MỸ
Philippines đang trông cậy Mỹ bảo vệ an ninh. Ngày 19-4, máy bay Mỹ cất cánh từ căn cứ Clark (Philippines) để tuần tra gần bãi cạn Scarborough. Ảnh: KHÔNG LỰC MỸ

Ngoài ra, đối với Trung Quốc nói chung và ông Hồ Cẩm Đào nói riêng, năm 2008 là năm đạt được nhiều thành quả lớn cho dù ông Hồ Cẩm Đào đối mặt với nhiều thách thức trong và ngoài nước. Tuy nhiên, xem ra mọi sự đều được kiểm soát.

Trước đó, vào tháng 5-1999, máy bay Mỹ ném bom sứ quán Trung Quốc ở Bosnia. Bắc Kinh cũng hạ nhiệt nhưng thời gian có dài hơn. Trung Quốc cho phép nhiều vụ biểu tình chống Mỹ hơn trong hai năm sau đó.

Học giả Khai Hà nhận định năm 2017 sẽ có tổng thống mới ở Mỹ và ông Tập Cận Bình sẽ củng cố quyền lực trong đại hội đảng lần thứ 19. Ông Tập sẽ lại ở trong bối cảnh như Hồ Cẩm Đào sau năm 2007, tức là cũng bắt đầu nhiệm kỳ 2.

Do đó vào lúc này, nếu để xảy ra khủng hoảng, lãnh đạo Trung Quốc sẽ dễ bị tổn thương hơn, có thể bị quân đội và bên ngoài gây sức ép nhiều hơn.

Hậu quả là ông Tập có thể chấp nhận các chính sách chuốc liều như công cụ chính trị xác lập quyền lực trong đảng.

Tạp chí National Interest ghi nhận với những người muốn kêu gọi quân đội Mỹ tiến vào tây Thái Bình Dương thì có lẽ nên suy xét kỹ vì do các lý do trong nội bộ, ông Tập có thể sẵn sàng liều đối đầu ở biển Đông vào lúc này.

Trong một công trình nghiên cứu khác, GS Gilfort John Ikenberry nhận xét các nước ở châu Á thường có quan điểm nước đôi. Một tay vươn đến Bắc Kinh, còn tay kia chìa cho Washington.

Các nước muốn Mỹ bảo đảm an ninh và tạo đối trọng tổng lực với Trung Quốc nhưng vẫn tăng cường thương mại và đầu tư với Trung Quốc.

Như vậy Mỹ sẽ cần một chiến lược phức tạp hơn. Chiến lược ấy phải bắt đầu với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Tập sẽ ở vị thế an toàn hơn sau năm 2017. Khi ấy xem ra ông Tập sẽ để ý duy trì tình hình nguyên trạng nhiều hơn.

Mỹ có thể cẩn thận gia tăng sức ép từ lúc này nhưng vẫn chuẩn bị kỹ về cam kết mạnh mẽ hơn và gây sức ép mạnh hơn chỉ trong năm 2017 và sau đó.

Năm 2001 cũng đã từng xảy ra vụ va chạm máy bay Mỹ-Trung. Máy bay F-8 của Trung Quốc bay sát máy bay do thám EP-3 của Mỹ. EP-3 di chuyển làm chiếc F-8 rơi. Vụ này xảy ra trong năm Mỹ có tổng thống mới và trong nhiệm kỳ 2 của Chủ tịch Giang Trạch Dân. Trung Quốc tháo gỡ khủng hoảng tương đối nhanh. Chỉ có vài vụ phản đối thế lực nước ngoài như tín hiệu rằng Mỹ chớ xem Trung Quốc là thù địch. Điều này càng củng cố luận cứ “nhiệm kỳ 2 nguyên trạng”.

_______________________________

Dù cách thức lãnh đạo và cá tính khác hẳn Hồ Cẩm Đào, ông Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với một cấu trúc chính trị và môi trường quốc tế tương tự Hồ Cẩm Đào đã đối mặt.

Học giả Trung Quốc KHAI HÀ

Theo KHÔI VIỆT

Pháp luật TPHCM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm