1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Trung Quốc vẫn ồ ạt xây dựng trên bãi đá Subi và Chữ Thập

(Dân trí) - Từng tuyên bố hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông “sắp hoàn tất”, vây nhưng những hình ảnh vệ tinh chụp ngày 18/7 cho thấy Trung Quốc vẫn đang đẩy mạnh xây dựng trên bãi đá Subi. Tại bãi đá Chữ Thập, các hạng mục công trình quân sự ngày một lộ rõ.

Trước đó, hôm 16/6, trang web của Bộ ngoại giao Trung Quốc từng tuyên bố hoạt động xây dựng trên Biển Đông sắp hoàn tất trong vài ngày tới.

subi-reef-18-jul-run-way-3eae3

“Việc bồi đắp đất trong các dự án xây dựng của Trung Quốc tại một số hòn đảo và bãi san hô có người ở trên đảo Nam Sa sẽ hoàn tất trong vài ngày tới”, người phát ngôn Lu Kang của Bắc Kinh tuyên bố trên website Bộ ngoại giao, sử dụng tên Nam Sa cho khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tại thời điểm đó, thông tin này được xem như đòn xoa dịu dư luận, sau khi các số liệu của chính phủ Mỹ cho thấy từ tháng 12/2014, Trung Quốc đã bồi đắp trái phép diện tích khoảng 800ha trên Biển Đông, nhiều hơn tất cả các bên liên quan khác cộng lại.

Tuy nhiên, thực tế đang một lần nữa cho thấy Bắc Kinh không hề dừng hoạt động cải tạo các bãi đá, rạn san hô để xây đảo nhân tạo.

Phân tích hình ảnh vệ tinh do Digital Globe cung cấp, cây bút Victor Robert Lee của tờ The Diplomat cho biết, Trung Quốc có thể sắp thi công đường băng dài 3km trên bãi đá Subi, sau khi đổ đầy cát và đang tích cực đầm lèn một dải đất thẳng, ở rìa Tây Bắc của bãi đá.

Cụ thể, ảnh vệ tinh ngày 18/7 cho thấy gần 50 cần cẩu loại lớn đang được huy động để đầm lèn mặt bằng. Mỗi khi quả đầm nặng được cần cẩu nâng lên cao và thả xuống, các xe ủi đi theo san phẳng các hố sâu được tạo ra.

Dải đất này có chiều rộng 250m, rộng gấp đôi dải đất trên bãi đá Chữ Thập mà Trung Quốc đã hầu như hoàn tất việc xây dựng một đường băng. Với chiều rộng như vậy, Trung Quốc hoàn toàn có thể thi công đường băng, kèm một đường lăn chạy song song cho máy bay cất/hạ cánh.

Với chiều rộng như vậy cộng với chiều dài hơn 3000m, dải đất này hoàn toàn có thể trở thành một sân bay đón các máy bay cỡ lớn. Bởi đường băng chính tại căn cứ không quân Andersen của Mỹ trên đảo Guam, nơi đồn trú của các máy bay B-52, chỉ rộng 61m, dài 3.414m, tác giả Victor Robert Lee cho biết.

Khả năng Trung Quốc sắp thi công đường băng là rất lớn, khi số lượng xe chuyên dụng để chở bê tông đếm được lên tới 34 chiếc, tăng 14 chiếc so với ảnh chụp ngày 5/6. Trong giai đoạn đầu thi công đường băng trên bãi Chữ Thập, Trung Quốc đã huy động 20 xe loại này.

Quanh Subi, chỉ còn nhìn thấy 2 tàu hút bùn, giảm mạnh so với 14 chiếc trong ảnh chụp ngày 5/6. Tuy nhiên, số tàu hậu cần lớn đã tăng từ 38 lên 54.

Tại bãi đá Chữ Thập, ảnh vệ tinh ngày 13/7 cũng do Digital Globe cung cấp cho thấy đường băng đã hầu như hoàn tất, củng cố cho nhận định của một quan chức hải quân Mỹ hồi tháng 5 rằng, Trung Quốc sẽ khai trương đường băng này trước cuối năm.

Các hạng mục khác đã hoàn tất còn có hai bãi đáp trực thăng, 10 ăngten liên lạc vệ tinh và có khả năng còn có một đài radar sắp hoàn tất tại khu vực Tây Nam bãi đá này.

Xem ảnh vệ tinh Trung Quốc ồ ạt cải tạo bãi đá Subi và Chữ Thập

north-subi-reef-18-jul-5eda2
nw-subi-reef-18-jul-c6d3c

Gần 50 cần cẩu đang rầm rộ gia cố nền dải đất có thể xây đường băng trên bãi đá Subi

sw-subi-reef-18-jul-04833
subi-reef-17-apr-2015-96904

Ảnh vệ tinh chụp hồi đầu năm cho thấy tốc độ cải tạo chóng mặt mà Trung Quốc đã thực hiện tại Subi, khiến hiện trạng thay đổi lớn

subi-reef-18-jul-b79d0
sw-fiery-cross-reef-13-jul-314b0

Rìa Tây Nam bãi đá Chữ Thập, nơi các nhà phân tích tin Trung Quốc sắp dựng một đài radar

fiery-cross-reef-21-may-2015-1f963

Đường băng trên bãi đá Chữ Thập trong bức ảnh chụp ngày 21/5 của hải quân Mỹ

fiery-cross-reef-13-jul-fa74a

Ảnh chụp ngày 13/7 cho thấy đường băng hầu như đã hoàn tất

mid-fiery-cross-reef-13-jul-6b476

Khu vực giữa bãi đá Chữ Thập với đường băng và đường lăn chạy song song đã được đổ bê tông

north-fiery-cross-reef-13-jul-e2f28

Trung Quốc đã xây dựng trên bãi đá Chữ Thập hai bãi đáp trực thăng

Thanh Tùng

Theo Medium, Bloomberg, RT