1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Trung Quốc toan tính gì với Hy Lạp?

Với tình thế hiện giờ, Hy Lạp rõ ràng đang trở thành nỗi ám ảnh với Bắc Kinh khi họ là cửa ngõ lớn phía nam của Trung Quốc (TQ) với châu Âu.

Việc Liên minh châu Âu (EU) đang là đối tác thương mại lớn nhất của TQ là lý do để Thủ tướng Lý Khắc Cường công du đến các nước thuộc châu lục này liên tục. Năm ngoái ông đến thăm Athens và năm nay là Brussels.

Thời điểm chuyến thăm châu Âu lần này có những thuận lợi. Ông bắt đầu ở Brussels với hội nghị thượng đỉnh thường niên TQ-EU và sau đó là các chuyến thăm chính thức Bỉ và Pháp.

Vấn đề đang nóng nhất ở châu Âu là cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính của Hy Lạp được cho là một nội dung được đề cập nổi bật trong cuộc gặp của Thủ tướng TQ với quan chức châu Âu.

Hy Lạp là cửa ngõ phía nam của TQ với châu Âu. (Ảnh:
Hy Lạp là cửa ngõ phía nam của TQ với châu Âu. (Ảnh: BBC)

Hy Lạp đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ toàn diện và phải rời khỏi Eurozone ngay trong ngày 30/6 nếu không thanh toán xong các khoản nợ cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Trong khi cả Athens và IMF đều không tìm thấy tiếng nói chung cho một giải pháp thì TQ dường như sẵn sàng nhảy vào giúp đỡ.

"TQ đã sẵn sàng đóng một vai trò tích cực", Thủ tướng TQ trả lời khi được hỏi về vấn đề Hy Lạp trong cuộc họp báo tại Brussels.

Nỗi ám ảnh Hy Lạp

Vật lộn để cố giữ mức tăng trưởng ổn định ở trong nước với sự biến động cực lớn trên thị trường chứng khoán những ngày gần đây, TQ mất không ít từ cơn bão đang xảy ra ở khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Một cuộc khủng hoảng kinh tế ở EU có thể là một thảm họa với nền kinh tế vốn đang tăng trưởng chậm lại của TQ.

Tầm nhìn của TQ với khu vực Á - Âu nằm trong chiến lược "một vành đai, một con đường" - kế hoạch đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và khuếch trương ảnh hưởng về phía tây bằng đường bộ, đường biển.

Trong đó, tuyến đường bộ là dự án tham vọng nhất để tích hợp lục địa Á - Âu kể từ thời Thành Cát Tư Hãn cách đây 800 năm. Tuyến đường biển là mạng lưới các cảng và cơ sở từ phía nam TQ xuyên qua Ấn Độ Dương tới vùng Sừng châu Phi và Địa Trung Hải.

Với tình thế hiện giờ, Hy Lạp rõ ràng đang trở thành nỗi ám ảnh với Bắc Kinh khi nó là cửa ngõ lớn phía nam của TQ với châu Âu.

TQ có thể toan tính gì từ vấn đề của Hy Lạp?

Theo nghiên cứu của tập đoàn Baker & McKenzie và Rhodium Group, là nhà đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng Hy Lạp, trong trái phiếu euro và cả toàn bộ nền kinh tế EU, các hợp đồng của TQ tăng từ 2 tỉ USD năm 2010 lên 18 tỉ USD năm 2014.

Một nguy cơ đe doạ lợi ích đó là ngừng tư nhân hóa cảng Piraeus mà TQ có cổ phần rất lớn. Đầu năm nay, một số báo chí TQ chỉ trích Hy Lạp "đã quên đi từng là cái nôi văn minh phương Tây", mô tả Thủ tướng Hy Lạp "mất sự kiểm soát và gần như phá hủy trái đất".

Toan tính

"Đừng bao giờ lãng phí khủng hoảng", câu nói này khá phổ biến ở TQ cũng như châu Âu.

Đã có một số nhà quan sát chỉ ra rằng, sự ra đi của Hy Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể cung cấp cơ hội tốt để TQ thúc đẩy nghị trình chiến lược của họ lên vài bước thông qua việc mua thêm nhiều tài sản Hy Lạp ở mức giá dưới đáy.

Một bài viết phân tích trên tờ Diplomat chỉ ra rằng, ngoại giao của TQ với châu Âu (gồm cả EU và các nước châu Âu riêng biệt) chủ yếu là do kinh tế.

Khi Thủ tướng TQ và những quan chức châu Âu bắt đầu gặp gỡ thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh nói rằng: "TQ hy vọng Hy Lạp sẽ ở lại eurozone”.

Bà Hoa đồng thời ngụ ý rằng, Bắc Kinh sẽ không tích cực góp phần tìm ra một giải pháp. "Chúng tôi tin rằng, các thành viên eurozone có khả năng và đủ khôn ngoan để giải quyết vấn đề nợ một cách hợp lý", bà nói.

Tại cuộc họp báo ở Brussels, khi ông Lý được hỏi về việc liệu TQ có sẵn sàng cung cấp các khoản vay hay hỗ trợ tài chính giúp Hy Lạp hay không, ông trả lời, Bắc Kinh mong muốn một "châu Âu thống nhất, thịnh vượng và một khu vực đồng tiền chung mạnh. Về vấn đề nợ Hy Lạp, theo nguyên tắc đó là chuyện nội bộ của EU. Nhưng câu chuyện đi hay ở của Hy Lạp không chỉ liên quan tới châu Âu mà còn với cả TQ. Và đó là lý do vì sao TQ nỗ lực giúp Hy Lạp vượt qua khủng hoảng nợ".

TQ có thể giúp Hy Lạp theo nhiều cách gián tiếp, nhất là khi Hy Lạp là một phần của kế hoạch Con đường Tơ lụa TQ.

Năm ngoái, khi ông Lý Khắc Cường dừng chân ở Athens, TQ và Hy Lạp đã ký các thỏa thuận trị giá 5 tỉ USD, tập trung vào dự án cảng Piraeus nhằm gia tăng cổ phần của TQ.

Hơn thế nữa, mối quan tâm của TQ ở Hy Lạp sẽ như một đối trọng làm giảm mức độ đầu tư nước ngoài từ những nước khác.

Còn câu chuyện cho Athens vay nợ? Khi ông Lý Khắc Cường tươi cười trên đường công du từ Bỉ đến Pháp, ông sẽ phải phân tích lợi - hại một cách kỹ lưỡng.

Đây là một phương trình khó. Một bên là các lợi ích quyền lực mềm Bắc Kinh sẽ nhận được từ việc giải cứu Hy Lạp - điều mà Brussels không thể và bên kia là cái giá rốt cuộc phải trả khi gánh phần lớn món nợ không thể hoàn lại của Athens.

Tại Brussels, Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch EC Jean Claude Juncker đã cùng thiết lập một cơ chế được coi như "nền tảng kết nối" cổ xúy cho sự tham gia của TQ vào một quỹ đầu tư châu Âu cho các dự án cơ sở hạ tầng, dự án chiến lược.

Trong khi đó, ở Bắc Kinh, 57 quốc gia của châu Âu đã tham gia buổi lễ khai trương ngân hàng phát triển do TQ dẫn dắt.

Cùng với chiến lược "một vành đai, một con đường", Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á được cho là cỗ máy phô diễn sức mạnh TQ về quy hoạch tổng thể, công nghệ và ảnh hưởng.

Với rất nhiều gánh nặng của mình, đặc biệt là Hy Lạp, EU không có cách nào chống lại sự phát triển chiến lược của TQ.

Theo Thái An/BBC, Diplomat
Vietnamnet