1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Trung Quốc sợ “hung thần chiếm đảo” MV-22 Osprey về tay Nhật

Trung tuần tháng này, Mỹ và Nhật đã tổ chức một cuộc diễn tập liên hợp đổ bộ đánh chiếm đảo cực lớn ở California, Mỹ. Trong cuộc diễn tập này máy bay vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey lần đầu tiên đã huấn luyện cất, hạ cánh trên chiến hạm JS Hyuga (DDH 181) của Nhật.

Chiến hạm khổng lồ 18.000 tấn JS Hyuga (DDH 181) của Nhật từ trước đến nay được gọi là tàu khu trục chở trực thăng, nhưng trên thực tế nó được thiết kế theo kiểu tàu sân bay trực thăng của Mỹ, có diện tích mặt boong rất rộng. Lần cất, hạ cánh đầu tiên thành công của máy bay vận tải cánh quạt nghiêng Osprey (cánh cố định) đã phá bỏ sự hạn chế của nó là chỉ chở được máy bay trực thăng.

Trong một buổi trả lời phỏng vấn tờ “Nhân dân nhật báo”, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt chỉ ra, trên thực tế, Osprey có kết cấu tương tự máy bay trực thăng, có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng trên mặt boong với cánh quạt quay lên trên như máy bay trực thăng, nhưng nó cũng có thể xoay cánh về phía trước để bay như một máy bay cánh cố định, hơn nữa vận tốc của nó cũng cao hơn nhiều so với trực thăng, vừa có thể chở theo khoảng 20, 30 người vừa có thể vận tải trang bị.

MV-22 đang hạ cánh thẳng đứng với cánh quạt xoay lên kiểu trực thăng

MV-22 đang hạ cánh thẳng đứng với cánh quạt xoay lên kiểu trực thăng


Trong cuộc diễn trập liên hợp Nhật - Mỹ mang tên “Tia chớp bình minh”, tổ chức từ ngày 10 đến ngày 26-6, khoa mục diễn tập ngày 17/06 với chủ đề: “Mỹ đánh chiếm đảo để Nhật tiếp quản” là khoa mục quan trọng nhất và có sự tham gia của MV-22 Osprey.

Mô tả khái quát về khoa mục diễn tập này như sau: Sau khi một sân bay trên đảo bị địch đánh chiếm, Mỹ bí mật dùng 4 chiếc trực thăng vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey vận chuyển lính Mỹ nhanh chóng bay tới khu vực bị địch chiếm đóng, khoảng 80 lính hải quân đánh bộ Mỹ nhảy xuống tấn công vào sân bay. Cuộc đấu súng diễn ra khoảng 15 phút thì quân Mỹ làm chủ được chiến trường.

Tàu sân bay trực thăng JS Hyuga (DDH 181) lớp Hyuga của Nhật có thể chuyên chở được MV-22 Osprey

Tàu sân bay trực thăng JS Hyuga (DDH 181) lớp Hyuga của Nhật có thể chuyên chở được MV-22 Osprey

Những ngày hôm sau, quân đội Nhật thao diễn khả năng đổ bộ lên bãi biển và đổ bộ vào trung tâm bằng trực thăng vận, đồng thời các tàu chiến trên biển sẽ đồng loạt chi viện hỏa lực. Khoa mục diễn tập này đã vượt xa, so với các cuộc diễn tập trước theo mô hình “đảo nhỏ, tấn công quy mô nhỏ”, chỉ sử dụng lực lượng tác chiến đặc biệt, bước vào phạm vi của một cuộc đổ bộ tấn công quy mô lớn, hiệp đồng quân, binh chủng.

Cuộc diễn tập lần này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người Nhật, vì một mặt nó nâng cao khả năng tác chiến độc lập cho quân đội Nhật, mặt khác nó giúp quân đội nước này làm quen với những áp lực khủng khiếp trong đổ bộ đánh chiếm, tái chiếm đảo quy mô lớn để chuẩn bị sẵn tinh thần cho một cuộc chiến cam go bảo vệ Senkaku với lực lượng hùng mạnh của quân đội Trung Quốc.

MV-22 Osprey có thể gập, xoay những cánh khổng lồ của nó lại để tiết giảm diện tích mặt boong

MV-22 Osprey có thể gập, xoay những cánh khổng lồ của nó lại để tiết giảm diện tích mặt boong

Máy bay trực thăng V-22 Osprey có chiều dài 17,5m, chiều rộng (cả cánh) 25,8m, trọng lượng cất cánh tối đa đạt 27,4 tấn. Ngoài phi hành đoàn 4 người, MV-22 Osprey có thể chở được tối đa 32 quân cùng đầy đủ trang thiết bị chiến đấu. Nó có phạm vi hoạt động hơn 1.600 km với vận tốc tối đa 509 km/giờ trên biển. Trong quân đội Mỹ, phiên bản MV-22 được sử dụng cho hải quân đánh bộ và CV-22 sử dụng trong không quân.

Do được thiết kế cho mục đích vận tải đa năng nên MV-22 chỉ được trang bị một súng máy M420 cỡ nòng 7,62 mm hoặc súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7 mm. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị dưới bụng súng máy GAU-17 cỡ nòng 7,62 mm có khả năng thu vào trong. Súng này được gắn máy quay, giúp phi công dễ dàng điều khiển từ buồng lái.

MV-22 Osprey có thể gập, xoay những cánh khổng lồ của nó lại để tiết giảm diện tích mặt boong

V-22 Osprey có thể xoay cánh về phía trước để bay như một máy bay cánh cố định (Ảnh CV-22 đang tiếp dầu trên không)


Ông Lý Kiệt phân tích, trong nhiệm vụ vận tải hoặc đổ bộ tấn công lập thể, tính năng của Osprey vượt xa các loại máy bay trực thăng thông thường như CH-46 Sea Knight. Ví dụ như ngày 21/06 vừa qua, 1 chiếc CV-22 đã bay từ Mỹ đến căn cứ không quân Mildenhall của Anh. Trên đường bay, nó chỉ dừng lại nghỉ ở sân bay Keflavik của Iceland đúng 1 lần, còn lại chỉ tiếp dầu trên không rồi bay thẳng một mạch từ Mỹ đến Anh.

Trong chuyển trường tầm xa, các máy bay trực thăng của Mỹ như CH-53 Super Stallion và CH-46 Sea Knight không thể một mình bay đến đích, mà chỉ có thể dùng máy bay vận tải cỡ lớn như C-5 Galaxy để chở đến vị trí nhận nhiệm vụ. So sánh như vậy là để thấy khả năng của nó đã vượt xa các loại máy bay trực thăng vận tải.

Trực thăng CH-53 Super Stallion đang được “đóng gói” để đưa lên máy bay vận tải C-5 Galaxy

Trực thăng CH-53 Super Stallion đang được “đóng gói” để đưa lên máy bay vận tải C-5 Galaxy


Ông Lý Kiệt khẳng định, với cuộc huấn luyện cất, hạ cánh trên tàu Hyuga và đợt diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo vừa qua, rất có thể Nhật Bản sẽ mua MV-22 Osprey cho lực lượng hải quân đánh bộ, với mục đích chủ yếu là đổ bộ đánh chiếm đảo và củng cố vững chắc chủ quyền của họ trên các cụm đảo phía tây nam, trong đó có Senkaku/Điếu Ngư. Điều này khiến Trung Quốc thực sự lo ngại.

Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô