1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Trung Quốc rót 3,7 triệu USD xây cầu kính

(Dân trí) - Trung Quốc đã chi 3,7 triệu USD để xây một cầu kính dài nhất thế giới tại tỉnh Hồ Nam, miền nam nước này, bất chấp vụ nứt cầu kính trước đó tại tỉnh Hà Nam chưa đầy 1 tháng sau khi đưa vào sử dụng vào tháng 9 năm ngoái, khiến du khách hoảng loạn.

 


Được một kiến trúc sư người Israel thiết kế, cây cầu kính gần được hoàn thành trên hẻm núi tại vườn quốc gia Thiên Môn Sơn, tỉnh Hồ Nam, miền nam Trung Quốc. Các công nhân đang lắp những tấm kính đầu tiên. (Ảnh: Tân hoa xã/Barcroft Media)

Được một kiến trúc sư người Israel thiết kế, cây cầu kính gần được hoàn thành trên hẻm núi tại vườn quốc gia Thiên Môn Sơn, tỉnh Hồ Nam, miền nam Trung Quốc. Các công nhân đang lắp những tấm kính đầu tiên. (Ảnh: Tân hoa xã/Barcroft Media)

Cây cầu được bắc tại hẻm núi dốc đứng Trương Gia Giới với kinh phí lên đến 3,7 triệu USD. (Ảnh: Imaginechina/REX/Shutter​stock)
Cây cầu được bắc tại hẻm núi dốc đứng Trương Gia Giới với kinh phí lên đến 3,7 triệu USD. (Ảnh: Imaginechina/REX/Shutter​stock)
Cầu kính có thể chịu đựng trọng lượng của 800 người cùng lúc. (Ảnh: Xinhua/REX/Shutterstock)
Cầu kính có thể chịu đựng trọng lượng của 800 người cùng lúc. (Ảnh: Xinhua/REX/Shutterstock)
Cây cầu được bắc ở độ cao 298 mét tính từ chân núi Trương Gia Giới và có chiều dài 375 mét. Khách du lịch có thể ngắm nhìn phong cảnh từ cầu kính trên ở độ cao còn cao hơn hẻm núi tại Arizona, Mỹ với chiều cao 220 mét. (Ảnh: Xinhua/REX)
Cây cầu được bắc ở độ cao 298 mét tính từ chân núi Trương Gia Giới và có chiều dài 375 mét. Khách du lịch có thể ngắm nhìn phong cảnh từ cầu kính trên ở độ cao còn cao hơn hẻm núi tại Arizona, Mỹ với chiều cao 220 mét. (Ảnh: Xinhua/REX)
Các công nhân đang lắp các tấm kính trên cầu. Dự kiến cầu sẽ đưa vào sử dụng vào tháng 5/2016. (Ảnh: Xinhua/Barcroft Media)
Các công nhân đang lắp các tấm kính trên cầu. Dự kiến cầu sẽ đưa vào sử dụng vào tháng 5/2016. (Ảnh: Xinhua/Barcroft Media)

Nhà thiết kế Wan Tianbao thuộc Viện thiết kế và xây dựng cầu đường sắt nhà nước Trung Quốc cho hay họ đã tính toán phòng ngừa cầu lắc ngang khi có gió mạnh hoặc trường hợp nhiều người qua cùng lúc gây cộng hưởng. “Khi nhiều người cùng qua cầu, rất dễ gây cộng hưởng có thể khiến cầu phá vỡ kết cấu”, nhà thiết kế Wan giải thích với Nhân dân Nhật báo. (Ảnh: Imaginechina/REX/Shutter​stock)

Nhà thiết kế Wan Tianbao thuộc Viện thiết kế và xây dựng cầu đường sắt nhà nước Trung Quốc cho hay họ đã tính toán phòng ngừa cầu lắc ngang khi có gió mạnh hoặc trường hợp nhiều người qua cùng lúc gây cộng hưởng. “Khi nhiều người cùng qua cầu, rất dễ gây cộng hưởng có thể khiến cầu phá vỡ kết cấu”, nhà thiết kế Wan giải thích với Nhân dân Nhật báo. (Ảnh: Imaginechina/REX/Shutter​stock)

Một tấm kính đang được lắp đặt. (Ảnh: Xinhua/REX/Shutterstock)
Một tấm kính đang được lắp đặt. (Ảnh: Xinhua/REX/Shutterstock)

Cây cầu kính này sẽ giành danh hiệu cầu cao nhất thế giới từ cây cầu Glacier Skywalk của Canada, được khánh thành vào năm ngoái tại Alberta với chiều dài gần 300 mét. (Ảnh: Xinhua/Barcroft Media)

Cây cầu kính này sẽ giành danh hiệu cầu cao nhất thế giới từ cây cầu Glacier Skywalk của Canada, được khánh thành vào năm ngoái tại Alberta với chiều dài gần 300 mét. (Ảnh: Xinhua/Barcroft Media)


Cây cầu kính có chiều rộng là 6 mét do nhà kiến trúc sư người Israel Haim Dotan thiết kế. (Ảnh: Xinhua/Barcroft Media)

Cây cầu kính có chiều rộng là 6 mét do nhà kiến trúc sư người Israel Haim Dotan thiết kế. (Ảnh: Xinhua/Barcroft Media)

Cầu còn được dùng cho các buổi trình diễn thời trang. (Ảnh: Xinhua/REX/Shutterstock)
Cầu còn được dùng cho các buổi trình diễn thời trang. (Ảnh: Xinhua/REX/Shutterstock)
Khu du lịch Trương Gia Giới có sức lôi cuốn đối với khách du lịch. (Ảnh: Xinhua/REX/Shutterstock)
Khu du lịch Trương Gia Giới có sức lôi cuốn đối với khách du lịch. (Ảnh: Xinhua/REX/Shutterstock)

Tháng 9/2015, nhóm du khách đầu tiên đã đặt chân đến cầu kính khác tại công viên quốc gia Shiniuzhai, tỉnh Hà Nam. Cầu này dài 300 mét bắc qua một hẻm núi có độ sâu 180 mét. Mặc dù về kỹ thuật cầu kính này có thể chịu được 800 kg/m2, nhưng cầu đã bị nứt chưa đầy một tháng sau khi đưa vào sử dụng ngày 20/9. Sau vụ việc, chiếc cầu kính bị ngừng hoạt động. (Ảnh: Reuters)

Tháng 9/2015, nhóm du khách đầu tiên đã đặt chân đến cầu kính khác tại công viên quốc gia Shiniuzhai, tỉnh Hà Nam. Cầu này dài 300 mét bắc qua một hẻm núi có độ sâu 180 mét. Mặc dù về kỹ thuật cầu kính này có thể chịu được 800 kg/m2, nhưng cầu đã bị nứt chưa đầy một tháng sau khi đưa vào sử dụng ngày 20/9. Sau vụ việc, chiếc cầu kính bị ngừng hoạt động. (Ảnh: Reuters)

Vũ Duy

Theo Telegraph