1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Trung Quốc ra chỉ thị cấm xây công trình kiến trúc kỳ dị

(Dân trí) - Trước hiện tượng những công trình kiến trúc dị dạng mọc lên như nấm và bị báo chí quốc tế công kích, chính quyền Trung Quốc ngày 21/2 đã ra chỉ thị yêu cầu các công trình kiến trúc đô thị phải phù hợp, kinh tế, xanh và “ưa nhìn”.

Theo tờ SCMP của Hồng Kông, chỉ thị trên được đưa ra 2 tháng sau khi các lãnh đạo Trung Quốc nhóm họp tại Hội thảo công tác xây dựng đô thị trung ương, với cam kết chấn chỉnh những tồn tại của đô thị nước này, như nạn ô nhiễm, mất an toàn công cộng và kẹt xe.

Trụ sở truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) trông như chiếc quần dài khổng lồ. (Ảnh: SCMP)
Trụ sở truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) trông như chiếc quần dài khổng lồ. (Ảnh: SCMP)

Lần gần nhất một hội nghị như vậy được tổ chức tại đại lục là năm 1978, khi chỉ 18% dân số Trung Quốc sống tại các đô thị. Đến nay, con số này đã tăng lên 55%, tương đương 750 triệu người, tính đến cuối năm ngoái.

Chỉ thị yêu cầu các công trình kiến trúc đô thị phải “phù hợp, kinh tế, xanh và ưa nhìn”, trái với xu hướng xây dựng những công trình “quá đồ sộ, kỳ dị, lạ lùng”, lạc lõng và xa rời những di sản văn hóa xuất hiện khắp các thành phố.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng khẳng định hiện tượng này thể hiện sự “thiếu tự tin về văn hóa và thái độ lệch lạc của quan chức một số thành phố trước những thành công về chính trị”.

Những năm qua, rất nhiều công trình kiến trúc kỳ dị tại Trung Quốc đã bị điểm mặt tại các thành phố lớn, trong đó có trụ sở của truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV. Công trình này bị gọi là “Chiếc quần khổng lồ” do thiết kế giống như chiếc quần.

Ngoài ra, những phiên bản “nhái” của các công trình nổi tiếng tại phương tây, như Nhà Trắng, Tháp Eiffel và Cầu London cũng xuất hiện tại nhiều thành phố ở nước này.

Liu Shilin, Viện trưởng Viện khoa học đô thị, đại học Jiao Tong Thượng Hải, cho rằng một số quan chức thành phố đã chi những khoản tiền khổng lồ từ tiền thuế của người dân để dựng lên những tòa nhà kỳ dị, thiếu tính ứng dụng và không đáp ứng nhu cầu của công chúng hay thành phố.

“Những công trình đó không có mấy giá trị sử dụng, và tiêu tốn kinh phí lớn để vận hành, bảo dưỡng. Không ít công trình đã phải đập bỏ không lâu sau khi hoàn thành”, Liu nói.

Năm ngoái, trang web về kiến trúc tại Bắc Kinh Archcy.com đã tổ chức để độc giả bình chọn những tòa nhà xấu nhất Trung Quốc. Sau đó, một hội đồng các chuyên gia đã đánh giá 50 công trình bị “bêu” nhiều nhất.

Trong số này, có những công trình nhìn trên cao như một nồi lẩu, hoặc những tô mì ăn liền xếp chồng lên nhau. Ngôi vị “xấu nhất” thuộc về trụ sở một quận tại Bắc Kinh, với hình dáng như bản “nhái” điện Kremlin tại Mátxcơva.

Một số hình ảnh những công trình kỳ dị tại Trung Quốc

Một khu liên hợp hành chính tại quận Mentougou, Bắc Kinh bị cho là sao chép kiến trúc điện Kremlin của Nga. (Ảnh: China News)
Một khu liên hợp hành chính tại quận Mentougou, Bắc Kinh bị cho là sao chép kiến trúc điện Kremlin của Nga. (Ảnh: China News)
Trung tâm tân thế kỷ toàn cầu Thành Đô, được khẳng định là tòa nhà lớn nhất thế giới xét theo diện tích sàn xây dựng. (Ảnh: China.org)
Trung tâm tân thế kỷ toàn cầu Thành Đô, được khẳng định là tòa nhà lớn nhất thế giới xét theo diện tích sàn xây dựng. (Ảnh: China.org)
Công trình Cổng phương Đông cao 301,8m tại Suzhou bị cư dân mạng Trung Quốc gán biệt danh “Quần khổng lồ”. (Ảnh: China.org)
Công trình Cổng phương Đông cao 301,8m tại Suzhou bị cư dân mạng Trung Quốc gán biệt danh “Quần khổng lồ”. (Ảnh: China.org)
Tòa nhà Trung tâm triển lãm du lịch văn hóa tại Quảng Châu, có chi phí đầu tư 6,5 tỷ USD bị cho là quá xấu, và giống ấm pha trà. (Ảnh: News.cn)
Tòa nhà Trung tâm triển lãm du lịch văn hóa tại Quảng Châu, có chi phí đầu tư 6,5 tỷ USD bị cho là quá xấu, và giống ấm pha trà. (Ảnh: News.cn)
Trung tâm hội nghị triển lãm Nan Fung bị gán cho biệt danh “nhà gạch đồ chơi” vì kiến trúc kỳ dị. (Ảnh: China.org)
Trung tâm hội nghị triển lãm Nan Fung bị gán cho biệt danh “nhà gạch đồ chơi” vì kiến trúc kỳ dị. (Ảnh: China.org)
Cầu tháp Suzhou, một biểu tượng tại thành phố du lịch của tỉnh Giang Tô, bị cho là sao chép thiết kế Cầu London. (Ảnh: China.org)
Cầu tháp Suzhou, một biểu tượng tại thành phố du lịch của tỉnh Giang Tô, bị cho là sao chép thiết kế Cầu London. (Ảnh: China.org)
Tòa nhà số 8, Dự án Jinghua tại thành phố Nantong, tỉnh Giang Tô với thiết kế “xấu lạ”. (Ảnh: China.org)
Tòa nhà số 8, Dự án Jinghua tại thành phố Nantong, tỉnh Giang Tô với thiết kế “xấu lạ”. (Ảnh: China.org)
Tòa nhà văn phòng Chongqing Energy Impresses the World tại thành phố Trùng Khánh bị cho là giống 3 tô mỳ ăn liền xếp chồng lên nhau. (Ảnh: China.org)
Tòa nhà văn phòng Chongqing Energy Impresses the World tại thành phố Trùng Khánh bị cho là giống 3 tô mỳ ăn liền xếp chồng lên nhau. (Ảnh: China.org)
Tòa nhà Howard Johnson Zhongyang Plaza tại Nantong trông giống một cục gạch màu vàng.
Tòa nhà Howard Johnson Zhongyang Plaza tại Nantong trông giống một cục gạch màu vàng.
Bảo tàng Lẩu Trùng Khánh với thiết kế giống nồi lẩu. (Ảnh: China.org)
Bảo tàng Lẩu Trùng Khánh với thiết kế giống nồi lẩu. (Ảnh: China.org)

Thanh Tùng

Tổng hợp