Trung Quốc phát hiện “kho báu” hóa thạch 20.000 năm
(Dân trí) - “Kho báu” gồm hóa thạch của các loài bò sát, tôm, cua gần 20.000 năm tuổi và những sinh vật thời tiền sử khác đã được phát hiện ở một ngọn núi Trung Quốc, hé lộ cách hồi sinh của sự sống sau cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất trái đất 250 triệu năm trước.
Hóa thạch của một loài bò sát giống cá heo được tìm thấy.
Nghiên cứu đối với những hóa thạch tìm thấy có thể sẽ hé lộ những thông tin thú vị, như loài nào ngày nay có khả năng dễ bị tuyệt chủng và thế giới hồi sinh từ sự tàn phá do con người gây ra như thế nào.
Hóa thạch của một loài cá ăn thịt đã bị tuyệt chủng.
Hóa thạch của một con nhím biển.
Sự sống gần như bị xóa sổ xấp xỉ 250 triệu năm trước, do những vụ phun trào núi lửa cực lớn và do khí hậu toàn cầu nóng lên. Chỉ có 1/10 loài sống sót được trong cơn đại hồng thủy chấm dứt hệ Permia này.
Hình vẽ phác họa hệ sinh thái biển ở Luoping.
Cho đến giờ chúng ta vẫn chưa rõ sự sống đã hồi sinh trở lại như thế nào, thậm chí là trong bao lâu. Các nhà khoa học hi vọng những hóa thạch được phát hiện sẽ giúp họ trả lời được phần nào những băn khoăn đó.
Hóa thạch của một con cua hình móng ngựa.
Được biết “kho báu” hàng ngàn hóa thạch của các sinh vật biển đã được tìm thấy ở Luoping, tây nam Trung Quốc.
Phan Anh
Theo AP