1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Trung Quốc ồ ạt chế tạo giàn khoan phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông

(Dân trí) - Ngoài giàn khoan Hải Dương-981 mà Trung Quốc đã hạ đặt trái phép trong vùng biển của Việt Nam từ tháng 5, Bắc Kinh còn đang chế tạo 3 giàn khoan khác để phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông. <br><a href='http://dantri.com.vn/event-2553/Quoc-te-phan-doi-manh-me-gian-khoan-Trung-Quoc.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Quốc tế phản đối mạnh mẽ giàn khoan Trung Quốc</b></a>

Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc.
Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc.
 
Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ giàn khoan Trung Quốc (COSL) hồi tháng 10 năm ngoái thông báo, công ty này đã ký hợp đồng với Công ty đóng tàu Đại Liên và Công ty công nghiệp nặng Trung Quốc tại Thâm Quyến để chế tạo 3 giàn khoan dầu mới, tên gọi Hải Dương-982, Hải Dương-943 và Hải Dương-944.

Hải Dương-982 là giàn khoan nước sâu bán chìm thế hệ 6, được trang bị hệ thống định vị DP3 giúp giàn khoan cố định mà không cần mỏ neo. Giàn khoan-982 được thiết kế để hoạt động ở độ sâu tối đa 1.524 m và khoan xuống độ sâu tối đa 9.144 m. Giàn khoan này dự kiến sẽ được bàn giao vào tháng 8/2016.

Trong khi đó, Giàn khoan Hải Dương-943 có thể hoạt động ở độ sâu 400 m và khoan xuống độ sâu 10.668 m.

Còn giàn khoan Hải Dương-944 được thiết để hoạt động trong vùng đất mềm, ở độ sâu 400 m và có thể khoan sâu tối đa xuống 9.144 m. Giàn khoan-943 và 944 dự kiến sẽ được bàn giao vào tháng 9 và tháng 10/2015.

Ông Li Yong, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty COSL cho hay việc đóng mới 3 giàn khoan "cho phép công ty lạc quan hơn về cơ cấu thiết bị, năng cường khả năng hoạt động trong các điều kiện nước sâu và các vùng biển đặc biệt".

Trong lúc này, giàn khoan Hải Dương-981 đang được Trung Quốc triển khai trái phép trong vùng lãnh hải của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa.

Bắc Kinh đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 hồi đầu tháng 5, với sự hộ tống của nhiều tàu chính phủ.

Giàn khoan dầu Hải Dương-981 là giàn khoan biển sâu di động có kích cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc sản xuất và do Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) sở hữu. Hải Dương-981 dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn; diện tích boong của giàn khoan có kích thước bằng một sân bóng đá chuẩn. Giàn khoan này có khả năng khoan sâu tối đa 12.000 m.

Theo Tân Hoa xã, giàn khoan chính thức được Trung Quốc đưa vào hoạt động vào ngày 9/5/2012, tiến hành khoan trên biển lần đầu tiên tại một khu vực trên biển Đông, cách Hồng Kông 320 km về phía đông nam, ở độ sâu 1.500 m.

Trung Quốc đã đầu tư 6 tỷ nhân dân tệ (952 triệu USD) cho Hải Dương-981. Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc đã mất hơn 3 năm mới hoàn tất giàn khoan Hải Dương-981.

Các giàn khoan của Trung Quốc đang được chế tạo ồ ạt nhằm phục vụ tham vọng khai thác dầu khí ở Biển Đông của Bắc Kinh để giải quyết cơn khát năng lượng của nước này.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông và ngang nhiên bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của các nước khác từ Brunei, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Đài Loan.

An Bình
Tổng hợp