1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Trung Quốc, Nga sẽ "chiến đấu" với Boeing và Airbus

(Dân trí) - Thị trường độc quyền do Boeing và Airbus thiết lập bấy lâu nay đang có nguy cơ bị phá vỡ khi nhiều cường quốc thế giới đang tìm đường vào ngành công nghiệp sản xuất máy bay được dự đoán có doanh thu lên tới 2.6 tỉ USD trong vòng 20 năm tới.

Cuối tuần này, Trung Quốc dự kiến sẽ công bố khoản đầu tư 7 tỉ USD cho việc chế tạo các loại máy bay thương mại nhằm cạnh tranh với Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu. Trong khi đó, phía Nga cho biết đang lên kế hoạch tái sinh ngành công nghiệp vũ trụ và khuyến khích các công ty phương Tây đầu tư vào khu vực. 

Loại máy bay cổ Tupolevs và các máy bay khác do Nga sản xuất được Trung Quốc và Nga sử dụng, cần phải được thay thế trước khi chúng rơi xuống khỏi bầu trời. Tuy nhiên, cả Kremlin và Bắc Kinh đều không muốn chuyển giao hàng tỉ USD cho Boeing hay Airbus và ưu tiên phát triển ngành sản xuất máy bay nội địa trước tiên.

Trung Quốc và Nga đều phải đối mặt với những rào cản lớn về đầu vào khi mỗi loại máy bay ước tính tiêu tốn 10 tỉ USD để phát triển. Nhưng bằng mọi cách, họ đang cố gắng vượt qua sự yếu kém để có các sản phẩm mang thương hiệu “made in Russia” và “made in China” trong tương lai.

 

Sự liều lĩnh có thể mang lại lợi nhuận cao nếu 2 quốc gia có thể phá vỡ thị trường độc quyền do Boeing và Airbus thiết lập. Nhưng nếu các máy bay do Trung Quốc sản xuất chỉ được bán cho các hãng hàng không nội địa thì tiềm năng vẫn rất lớn. (Trung Quốc cần 2.230 máy bay chở khách trong khoảng thời gian 2007-2025).

 

Theo Airbus, thị trường cho ngành sản xuất máy bay mới ước đạt 350 tỉ USD vào năm 2050. Ngành công nghiệp máy bay của Nga có thể đạt 70 tỉ USD.

 

Một phương thức mà các nhà sản xuất Trung Quốc có thể muốn học tập từ ngành công nghiệp ô tô nội địa là việc sử dụng những bản thiết kế cũ để sản xuất các sản phẩm giá rẻ có thể phục vụ tốt tại thị truờng trong nước và các nước đang phát triển.

 

Điều đó sẽ tạo nên ngành công nghiệp 2 tầng, với những khách hàng giàu có sẽ sử dụng Boeing và Airbus trong khi những người có thu nhập thấp hơn sử dụng máy bay do Trung Quốc và Nga chế tạo.

 

Trung Quốc hiện đã có kết hoạch phát triển máy bay dân dụng lên tới 100 chỗ ngồi - ARJ-21. Hiệp hội công nghiệp hàng không quốc gia Trung Quốc dự kiến sẽ cho bay thử nghiệp ARJ-21 vào năm 2008.

 

Ngày 20/3, chính phủ Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn kế hoạch thiết kế và sản xuất loại máy bay dân dụng có thể chở hơn 150 hành khách, một bước đi tiếp theo trong tham vọng xây dựng ngành công nghiệp sản xuất máy bay của nước này.

 

Trong khi đó, hãng Sukhoi - nổi tiếng với sản phẩm máy bay chiến đấu cùng tên, đang phát triển loại máy bay dân dụng tương tự là SuperJet có thể chuyên chở 100 hành khách.

 

T.N

Theo Times

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm