1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Trung Quốc dùng du lịch Hoàng Sa để thực hiện ý đồ bành trướng

(Dân trí) - Giới phân tích cho rằng Trung Quốc đang dùng mọi phương tiện, từ tàu đánh cá, tàu ngư chính, kiểm ngư, rồi giàn khoan và du lịch bằng tàu tới quần đảo Hoàng Sa, nhằm hiện thực hóa tham vọng bành trướng ở Biển Đông.

Nhóm đảo Lưỡi liềm ở Hoàng Sa.

Nhóm đảo Lưỡi liềm ở Hoàng Sa.

Tân Hoa xã vào tuần này đưa tin, cơ quan quản lý tàu du lịch Coconut Princess, tàu du lịch duy nhất mà nước này dùng để đưa du khách trái phép tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thông báo bắt đầu khởi hành tuyến du lịch mới, rút ngắn được thời gian đến Hoàng Sa từ 20 giờ xuống còn 12 giờ. Coconut Princess đã thay đổi địa điểm xuất phát từ Hải Khẩu, thủ pŨủ Hải Nam tới cảng Tam Á, nằm ở bờ nam của Hải Nam.

Cũng theo Tân Hoa xã, kể từ khi bắt đầu thực hiện các chuyến du lịch trái phép tới Hoàng Sa vào tháng 4/2013, Công ty TNHH cổ phần vận tải biển Hải Hiệp, công ty quản lý Coconut PŲincess, đã đưa hơn 3.000 du khách tới tham quan quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Coconut Princess thực hiện một chuyến trong vòng một tháng hoặc hai tháng, mỗi lần đưa khoảng 200 hành khách. Riêng vào tháng 9 này Coconut Prinţess thực hiện 3 chuyến, mà chuyến đầu tiên thực hiện vào ngày 2/9 vừa qua. Theo kế hoạch của Hải Hiệp, mỗi chuyến kéo dài 4 ngày 3 đêm và du khách được đưa tới tham quan các đảo trong Nhóm Lưỡi Liềm của Hoàng Sa, gồm bãi Xà Cừ, đảo Ba Ba và đảo Ốc Hoa.

Mặc dù báo chí Trung Quốc chỉ tập trung vào khía cạnh du lịch của Coconut Princess, nhưng theo phân tích của tờ Diplomat, tạp chí có trụ sở ở Tokyo chuyên viết về khu vực châu Á Thái Bình Dương, hiển nhiên hoạt động này còn mang tínhĠchính trị.

“Bằng cách đưa các tàu du lịch thường xuyên tới Hoàng Sa, Trung Quốc đã củng cố tuyên bố kiểm soát tuyệt đối khu vực. Các tàu du lịch cung cấp nơi ăn ở của du khách, cho phép Trung Quốc đưa được một lượng lớn người tới ŭà không cần phải xây dựng hạ tầng cơ sở như yêu cầu ở trên mặt đất”, tờ Diplomat nhận định.

Ngày 4/9 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc khai thác du lịch ở Hoàng Sa và khẳng định hoạt đông vi phạm nghiêm trọngĠchủ quyền của Việt Nam. Ông Lê Hải Bình cũng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động sai trái này.

Cũng theo tờ báo này, ngoài Ųa, sự hiện diện của các tàu du lịch cho thấy cách mới của Trung Quốc trong việc “dùng các tàu phi quân sự để tuần tra các vùng biển tranh chấp”.

Bắc Kinh thường dùng tàu của Lực lượng hải cảnh hoặc thậm chí là tàu cá dân sự bình thường để củng cố cho tuyên bố chủ quyền phi lý của mình trên Biển Đông.

“Và giờ đây, một tàu du lịch, với toàn bộ là thường dân, không mang vũ khí, chắc chắn sẽ ít trở thành mục tiêu bị các nước tuyên bố chủ quyền khác ngăn chặn”, tờĠbáo nhận định.

Ngoài ra, còn có một dấu hiệu khác cũng cho thấy ý đồ chính trị của Trung Quốc khi cho triển khai các tàu du lịch. Theo tờ International Herald Tribune, ban đầu hành khách đi trên tàu CoconutĠPrincess được yêu cầu là công dân Trung Quốc đại lục. Người mang hộ chiếu nước ngoài, và thậm chí người Trung Quốc ở Hồng Kông, Ma Cao, đều bị từ chối mà không rõ lý do. Hơn nữa, trong chuyến đi đầu tiên, khoảng 200 hành khách là quan chức chính phủ chᷩ không phải là khách du lịch thực sự.

Trung Anh

Theo Diplomat