1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Trung Quốc đang dùng ngoại giao “cây gậy nhỏ” ở Biển Đông

(Dân trí) - Với giới hạn đánh bắt mới trên Biển Đông, Trung Quốc đã tự cho mình là “cảnh sát trưởng” trên gần như toàn bộ vùng biển này và quay trở lại chiến lược ngoại giao “cây gậy nhỏ”.

Đó là nhận định của nhà phân tích James R. Holmes trên tạp chí The Diplomat.

 

Đó là nhận định của nhà phân tích James R. Holmes trên tạp chí The Diplomat.

 

Cơ quan lập pháp tỉnh Hải Nam đã công bố quy định vào tháng 11 năm ngoái, yêu cầu ngư dân nước ngoài phải được sự cho phép của họ trước khi tiến vào vùng biển chiếm khoảng 2/3 biển Đông. Bill Gertz của tờ Washington Free Beacon đã đưa ra một bản đồ thể hiện vùng bị ảnh hưởng. Điều đáng chú ý là vùng này không trải rộng trên toàn bộ “đường chín đoạn” mà Bắc Kinh đưa ra từ trước và khẳng định là thuộc “chủ quyền không thể tranh cãi” của mình.

 

Quy định ngạo ngược mới, nhưng không công bố rộng rãi

Bản đồ về vùng bị ảnh hưởng bởi quy định mới của Hải Nam được Bill Gertz của tờ Washington Free Beacon đưa ra .
 

Tác giả James R. Holmes cho rằng giới quan sát trong và ngoài khu vực không nên quá sốc với sự kiện này. Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông từ những thập niên trước. Bản đồ thể hiện “đường chính đoạn” nước này cho biết có từ trước khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. Tất cả đều không có gì ấn tượng. Lực lượng Trung Quốc đã giao chiến với lực lượng của Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974 để chiếm đảo Hoàng Sa. Những cuộc chạm trán với các lực lượng hải quân láng giềng, một số gây đổ máu, vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

 

James R. Holmes cho rằng phóng viên Christopher Bodeen của hãng thông tấn AP đã dùng từ rất phù hợp khi nói về những quy định giới hạn đánh bắt mới của Trung Quốc. Theo Bodeen, Bắc Kinh đang dùng “quyền lực kiểm soát” ở Biển Đông. Đây là ngôn ngữ của luật sư để chỉ việc thực thi luật trong nước đối với những đường được vẽ trên bản đồ mà ở trong trường hợp này là bản đồ biển.

 

Luật sư định nghĩa quyền lực kiểm soát với 2 khía cạnh. Thứ nhất là thực thi trật tự trên lãnh thổ quốc gia, theo ý nghĩa thông thường của cảnh sát toàn cầu. Ngoài ra, nó còn có nghĩa giúp hỗ trợ về sức khỏe, phúc lợi và tinh thần cho người dân. Song quy định mới của Trung Quốc rơi vào loại thứ nhất. Trung Quốc đang cố gắng thực thi luật trên vùng biển và hải đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền, mặc dù vấn đề chủ quyền ở đây lại là vần đề khác. Và Trung Quốc lại dùng các cơ quan phi quân sự, không phải là của Quân đội nhân dân Trung Hoa (PLA), để đưa ra thông điệp.

 

Trong vài năm qua tác giả Holmes đã gọi đây là “ngoại giao cây gậy nhỏ”. Cây gậy nhỏ của Trung Quốc ở đây là Lực lượng bảo vệ bờ biển và các phương tiện thi hành luật khác, vốn được đánh giá vượt xa quân đội các nước Đông Nam Á hầu như về mọi mặt. Vì vậy, theo tác giả, Trung Quốc “không tội gì” mà không thực thi quyền lực kiểm soát trên các vùng biển tranh chấp bằng cây gậy nhỏ và để dành cây gậy lớn, PLA, trong trường hợp xảy ra chuyện lớn. Nếu không có ai phản ứng một cách hiệu quả, thì Trung Quốc qua thời gian sẽ tạo được một thông lệ mới.

 

Tác giả cũng cho rằng, quy định vô lý của Hải Nam đã né thách thức tự do hàng hải và quyền lợi của Mỹ trong khu vực. Cấm tàu cá nước ngoài vào khu vực có nghĩa là bắt các chính phủ của các tàu cá đó phải chấp nhận luật nội địa của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp. Đó là mục đích của Trung Quốc.

 

Tuy nhiên, tác giả cho rằng Biển Đông là vùng biển rất rộng lớn, bất kỳ lực lượng nào cũng khó có thể kiểm soát. Bodeen ước tính khu vực bao phủ 2 triệu km2. Trung Quốc liệu có tự tin có đủ cảnh sát biển giám sát những gì diễn ra trên 2/3 Biển Đông, xua đuổi hay bắt những người bất chấp luật Trung Quốc? Holmes nghiêng về câu trả lời không.

 

Điều này có nghĩa là việc thực thi của “cảnh sát biển” sẽ bị lơ là. Có thể Trung Quốc sẽ phải điều khí tài của PLA. Nhưng triển khai quân đội để giám sát các vùng biển và đảo mà nước này tranh giành với các nước khác chắc chắn sẽ bị phản đối rộng khắp.

 

Tác giả cũng khó có thể hình dung chính phủ các nước Đông Nam Á chấp nhận những gì Bắc Kinh đưa ra. Khi Trung Quốc thông qua một luật mà không ai tuân thủ, điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta sẽ thấy trong tương lai.

 

Vũ Quý

Theo Diplomat