1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Trung Quốc chạy đua phát triển vũ khí

(Dân trí) - Từng một thời dựa vào Liên Xô cũ để mở rộng kho vũ khí, đến nay Trung Quốc đã chi mạnh tay để phát triển kho vũ khí này với tham vọng giành thị phần lớn hơn trên trường quốc tế.

Máy ném bom H-6

H-6 là loại máy bay ném bom có thể mang theo các tên lửa chống hạm siêu thanh Ỵ-12. Giới chuyên gia cho rằng, đây thực sự là mối đe dọa đối với các hạm đội của Mỹ trong khu vực. Mỗi máy bay H-6 có thể mang tới 6 tên lửa.


(Ảnh: Quân đội Trung Quốc)

(Ảnh: Quân đội Trung Quốc)

Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới tự chế tạo máy bay ném bom chiến lược vào tháng 10/2009 khi máy bay H-6K được đưa vào biên chế. Đây là phiên bản mới của máy bay H-6 vốn được sản xuất dựa theo giấy phép sản xuất loại máy bay Tu-16 của Nga.

Tên lửa diệt vệ tinh DN-3


(Ảnh: Getty)

(Ảnh: Getty)

Mặc dù Trung Quốc nói rằng, tên lửa DN-3 mới sẽ được sử dụng cho việc phòng thủ tên lửa, nhưng giới chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng nó được thiết kế cho mục đích diệt vệ tinh.

Với hệ thống phóng KZ-11, tên lửa DN-3 có thể phá hủy các vệ tinh do thám của Mỹ cách bề mặt trái đất hàng trăm dặm.

Máy bay không người lái "Wing Loong"


(Ảnh: Getty)

(Ảnh: Getty)

Trung Quốc cũng sở hữu các máy bay không người lái, trong đó có Chengdu Pterodactyl I hay còn gọi là Wing Loong. Máy bay không người lái này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2009. Nó có thể mang các vũ khí không đối đất với trọng lượng hàng trăm kg hay các bom dẫn hướng và tên lửa. Mỗi máy bay không người lái này có giá khoảng 1 triệu USD và hiện được xuất khẩu sang châu Phi và Trung Đông.

Ngày 18/3/2017, Không quân Ai Cập từng sử dụng máy bay không người lái Pterodactyl của Trung Quốc để tấn công mục tiêu Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria cũng như các mục tiêu ở bán đảo Sinai. Ít nhất 18 phiến quân bị tiêu diệt trong đợt tấn công này.

Máy bay chiến đấu J-31


(Ảnh: AFP)

(Ảnh: AFP)

J-31 có khả năng tàng hình. Máy bay có thể mang theo cả tên lửa không đối đất và không đối không. Trong lần bay trình diễn năm 2014, máy bay này không gây được nhiều ấn tượng, ít nhất là so với máy bay F-35 Lightning của Mỹ.

Reuben Johnson của hãng tin hàng không quốc tế, nhận định: “Máy bay tiêu hao nhiều năng lượng, trong khi phi công cũng rất khó để thực hiện các thao tác”.

J-31 lần đầu trình làng tại Triển lãm hàng không quốc tế Trung Quốc năm 2012. Phiên bản Shenyang J-31 là một loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5. Máy bay này dự kiến được đưa vào biên chế từ năm 2018 hoặc 2019. J-31 được kỳ vọng là đối thủ của F-35 Lightning II.

Máy bay J-20


(Ảnh: AFP)

(Ảnh: AFP)

Xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 11/2016 tại triển lãm hàng không Chu Hải, J-20 được quảng bá là mẫu máy bay thế hệ 5 tiên tiến do Trung Quốc tự thiết kế và sản xuất, có khả năng đọ sức với các tiêm kích tàng hình hiện đại nhất của Mỹ. Tuy nhiên nhiều chuyên gia quân sự quốc tế vẫn nghi ngờ về khả năng chiến đấu thực sự của dòng máy bay này. Chi phí chế tạo loại máy bay này lên tới 110 triệu USD/chiếc.

J-20 được đưa vào biên chế từ tháng 3/2017, có thể sử dụng cho cả mục tiêu không đối không và không đối đất. Tuy nhiên, chức năng tàng hình của máy bay chỉ phát huy tốt tác dụng với các radar phía trước, nhưng lại hạn chế với các radar phía sau và hông.

Xe tăng chủ lực VT-4 MBT


(Ảnh: Quân đội Trung Quốc)

(Ảnh: Quân đội Trung Quốc)

Xe tăng chủ lực VT-4 MBT thế hệ ba hiện vẫn chưa đi vào sản xuất hàng loạt. Nó sở hữu 2 ưu điểm chính so với các xe tăng khác như T-14 Armata của Nga là sử dụng công nghệ cao và chi phí rẻ.

Tàu sân bay mua lại của Ukraine


(Ảnh: AFP)

(Ảnh: AFP)

Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - được tân trang từ tàu sân bay mua lại của Ukraine năm 1998 khi chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác. Sau một thời gian tân trang, con tàu được đưa vào biên chế năm 2012. Tàu Liêu Ninh chạy bằng động cơ hơi nước và động cơ diesel.

Trung Quốc cũng chế tạo J-15, máy bay chiến đấu tự chế đầu tiên của nước này, để triển khai trên tàu sân bay Liêu Ninh. J-15 lần đầu tiên cất cánh vào tháng 5/2010.

Mặc dù Trung Quốc quảng cáo rằng J-15 có chức năng tương đương F/A-18 Super Hornet của Mỹ, nhưng thực tế J-15 còn bộc lộ khá nhiều khuyết điểm như chỉ có thể mang số vũ khí không quá 2 tấn.

Tên lửa DF-21D


(Ảnh: Hải quân Mỹ)

(Ảnh: Hải quân Mỹ)

Tên lửa diệt hạm DF-21D có tầm xa tới 1.500 km, có thể chuyển hướng để tránh tên lửa đánh chặn của đối phương, và lao xuống tàu sân bay với tốc độ cực cao. Do đó, các chuyên gia cho rằng, tên lửa này có thể là mối đe dọa với tàu sân bay của Mỹ ở Thái Bình Dương. Chi phí chế tạo một quả tên lửa DF-21D ước tính khoảng khoảng 5-11 triệu USD.

Minh Phương

Theo CBS