1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Trump "lên ngôi", sẽ có Yalta mới chia lại thế giới?

Tân Tổng thống Donald Trump hôm 20/1 chính thức nhậm chức và đưa nước Mỹ sang trang sử mới đồng thời đối mặt với những thách thức phía trước.

Mặc dù không nhận được sự ủng hộ của ông Barack Obama trong cuộc bầu cử tổng thống, nhưng cuối cùng ông Donald Trump đã giành được niềm tin của người Mỹ và trở thành tổng thống.

Trong suốt nhiệm kỳ của Obama mối quan hệ giữa Mỹ và Nga đã xuống tới mức thấp nhất kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, nhưng từ ngày 20/1/2017 mối quan hệ giữa Washington và Moscow có thể sẽ sang trang mới, có thể trở nên tốt hơn theo quan điểm hiện tại của ông Trump.

Quân đội Mỹ của ông Trump từ nay sẽ trực tiếp đối đầu với những thách thức mà ông Obama chưa giải quyết được
Quân đội Mỹ của ông Trump từ nay sẽ trực tiếp đối đầu với những thách thức mà ông Obama chưa giải quyết được

Trước mắt tân Tổng thống Mỹ sẽ có rất nhiều thách thức và đặc biệt là một số lượng người dân Mỹ tương đối lớn phản đối việc ông trở thành Tổng thống, vì vậy trong những tháng đầu nhậm chức ông cần chứng minh khả năng của mình cũng như chiếm được lòng tin của người dân Mỹ.

Đây cũng là thời gian để chính quyền mới tiếp nhận những “di sản” bao gồm những thành tựu và thách thức mà chính quyền ông Obama để lại.

Trong đó, việc được các giới quân sự quan tâm nhất chính là thay đổi tình hình quân sự hiện nay trong các cuộc khủng hoảng cũng như các chiến dịch quân sự mà Mỹ tham gia và mối quan hệ với Nga.

Vấn đề tên lửa hạt nhân

Trong năm 2017, để thực hiện các thỏa thuận mới về hệ thống phòng thủ tên lửa và lực lượng hạt nhân chiến lược (SNF) có lẽ hơi khó đạt được.

Sau khi nhậm chức, ông Trump có thể sẽ tiếp tục phát triển, triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở các khu vực trên thế giới.

Gần đây, ông Trump đưa ra quan điểm về việc ký hiệp ước cắt giảm kho vũ khí hạt nhân với Nga bao gồm cả việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Nhưng rõ ràng việc cắt giảm Lực lượng hạt nhân chiến lược mà không chấm dứt hay hạn chế chương trình triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa thì sẽ không còn ý nghĩa.

Vì vậy, đề nghị của ông Trump sẽ bị Nga coi là không hợp lý và bị Nga từ chối ngay lập tức trước khi tiến hành thảo luận.

Có hay không “Yalta thứ hai”?

Hiện nay nhiều người đang quan tâm nhiều đến khả năng có tạo ra “Yalta mới” - thỏa thuận về phân chia khu vực ảnh hưởng của Nga và Mỹ, Nga và Trung Quốc và các quốc gia khác.

Rõ ràng các nguyên tắc cũ đã bị phá hủy bởi người Mỹ nhưng các nguyên tắc này là cần thiết, bởi vì các hoạt động quân sự mà không tuân thủ theo một nguyên tắc nào có thể dẫn đến thảm hoạ, dẫn đến xung đột khu vực và chiến tranh thế giới quy mô lớn, thậm chí xuất hiện vũ khí hạt nhân.

Vì vậy, thỏa thuận mới là cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay mối quan hệ giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc đang rất xấu, hơn nữa tân Tổng thống Mỹ luôn có thái độ cứng rắn với Trung Quốc nhằm tách Nga ra khỏi liên minh với Bắc Kinh. Điều này sẽ cản trở việc thiết lập các quy tắc mới.

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng, trong thời đại Obama ông đã thất bại và làm cho mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau. Vì vậy, ông Trump sẽ tiếp cận theo một hướng khác nếu không muốn liên minh này mạnh hơn nữa, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Mỹ.

NATO tự sụp đổ?

Về mặt ngoại giao chắc chắn người Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các đồng minh châu Âu và NATO. Nhưng dưới thời ông Trump, ngân sách quân sự sẽ bị cắt giảm, các nước châu Âu sẽ phải tự đầu tư phát triển để bảo vệ chính mình. Việc triển khai quân đội Mỹ sẽ bị tạm dừng hoặc chỉ sử dụng lực lượng rất nhỏ. Điều này đã được ông Trump tuyên bố trước đó.

Donald Trump cũng đã thẳng thắn tuyên bố rằng, NATO là một thể chế già cỗi đã lỗi thời và các nước của liên minh này đã không phải chi ngân sách để hoạt động. Chỉ có 5 quốc gia đang thực hiện đúng nghĩa vụ còn lại các quốc gia khác đang sử dụng ngân sách của Hoa Kỳ, và tình trạng này sẽ không thể kéo dài thêm nữa. Ông Trump cũng không có ý định cung cấp tới cùng, theo ông trong các trường hợp cần thiết các nước muốn “nhờ” Mỹ thì phải trả tiền nếu không muốn trả tiền thì để NATO tự sụp đổ.

Số phận của Donbass

Số phận cuộc chiến của Donbass phụ thuộc phần lớn vào thỏa thuận của các siêu cường quốc tham gia. Có khả năng chính phủ mới của Mỹ sẽ cho Kiev hai lựa chọn, một là đàm phán để có thỏa thuận “Minsk-2” hoặc Washington sẽ đứng ngoài cuộc chiến này.

Hiện tại Kiev không có ý định thực hiện thỏa thuận “Minsk-2”, còn chính quyền Ukraina đã từ lâu kéo người Mỹ vào rắc rối của mình, họ cũng không thể một mình tiến hành cuộc chiến ở Donbass mà không có Mỹ.

Cuộc chiến này đang dần mất kiểm soát và các cường quốc Nga, Mỹ không muốn kéo dài tình trạng hỗn loạn ở Ukraina. Vì vậy, có khả năng trong thời gian tới các bên tham gia sẽ cố gắng chấm dứt ngọn lửa chiến tranh giữa Ukraina và Donbass.

Cuộc chiến ở Syria kết thúc nhưng chiến thắng không hoàn toàn

Cuộc chiến ở Syria muốn kết thúc sớm cần có sự giúp đỡ hoặc thỏa thuận của Hoa Kỳ, các chuyên gia quân sự nhận định. Chính quyền mới của Mỹ nghiêng về khả năng sẽ không can thiệp vào cuộc chiến của Nga ở đất nước này. Nhưng nếu cuộc chiến tiếp tục kéo dài và lực lượng khủng bố càng phát triển thì có thể Hoa Kỳ phải tham gia.

Trước đó tờ USNews nhận định: “Liên quân quốc tế chống IS do Mỹ đứng đầu không muốn những gì mà họ đã tạo ra ở Trung Đông bị thay đổi bởi Nga. Hơn nữa, mảnh đất Trung Đông giàu có tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ đã trở thành “miếng bánh” mà không một cường quốc nào muốn nó rơi vào tay đối thủ.

Thêm vào đó, việc Tổng thống Vladimir Putin được tung hô bởi chính người dân Trung Đông đã khiến cho những quốc gia này nổi giận. Họ muốn trở thành bá chủ những vùng đất giàu có tại Syria, Iraq. Vì thế, họ phải lựa chọn phương án “đánh úp” nhằm giành lại thế chủ động”.

Trong năm 2017 Nga và quân đội chính phủ Syria sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến này. Nhưng với sự cản trở vì lợi của một số quốc gia đứng đầu là Mỹ sẽ làm cho chiến thắng có thể không trọn vẹn (như ở hành động cuộc không kích do Mỹ và đồng minh vào khu vực lực lượng quân đội chính phủ Syria hôm 17/9/2016 khiến 62 binh sĩ Syria thiệt mạng và 98 người bị thương).

Theo Minh Tú

Đất Việt