1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Trump không bắt tay Nga, Mỹ đơn độc dấn sâu vào Syria?

Mỹ đã hoãn thỏa thuận hợp tác chống khủng bố với Nga ở Syria và quyết định gia tăng hiện diện ở khu vực Raqqa.

Mỹ hoãn thỏa thuận với Nga, không phân định khủng bố

Giới truyền thông Mỹ cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định hoãn chuẩn bị thỏa thuận với Nga trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.

Các nguồn tin trong chính quyền của Donald Trump và một số nhà ngoại giao phương Tây giấu tên nói với hãng tin AP rằng, Tổng thống Mỹ có thể tạm thời đình hoãn công việc chuẩn bị những hiệp định với Nga để chống lại IS và các vấn đề an ninh quốc gia khác.

Theo tin tức được biết, điều này có thể là do áp lực của đảng Dân chủ và giới truyền thông Mỹ, liên quan đến những cáo buộc một số cá nhân trong ê-kip của ông Trump có “quan hệ mờ ám” với Moscow - điều đã làm ông Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump phải từ chức.

Đặc biệt, tân cố vấn an ninh quốc gia của Trump, Herbert McMaster tại cuộc họp với thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia, đã gọi Nga và Trung Quốc là hai nước muốn biến đổi trật tự thế giới hiện tại, một trong những quan chức trong bộ máy chính quyền tham dự cuộc họp phản ánh lại.

Bên cạnh việc ngừng bàn bạc về hiệp định hợp tác với Nga, đại diện các phe nhóm đối lập Syria cũng cho biết rằng, Hoa Kỳ cũng đã bác bỏ yêu cầu của Nga về việc phân tách các tổ chức khủng bố với các nhóm đối lập, liên quan chủ yếu đến chi nhánh al-Qaeda Syria là al-Nusra (đã đổi tên thành Jabhat Fateh al-Sham) thành lập liên minh khủng bố mới mang tên Hai'at Tahrir al-Sham, lôi kéo mười mấy nhóm đối lập tham gia.

Nga đòi Mỹ phân định khủng bố nhưng Mỹ không thực hiện
Nga đòi Mỹ phân định khủng bố nhưng Mỹ không thực hiện

Trước đó, phía Nga đã nhiều lần yêu cầu Hoa Kỳ phân định rõ ranh giới giữa những kẻ khủng bố và phe đối lập ôn hòa ở Syria, khoanh vùng hoạt động của chúng để phối hợp tiêu diệt, nhưng Washington đã không đáp lại yêu cầu này của Moscow.

Trong một cuộc phỏng vấn của RT, người đứng đầu “nhóm Moscow” trong phe đối lập Syria là ông Qadri Jamil đã nói rằng, Nga đã liên tục yêu cầu người Mỹ để họ thực hiện việc phân định giữa những kẻ khủng bố và phe đối lập ôn hòa. Nhưng phía Mỹ đã không thực hiện, mặc dù đã nhiều lần hứa hẹn.

Theo ông, ý nghĩa quan trọng của đàm phán Astana vừa qua là ở điểm, các bên bắt đầu quá trình tách biệt giữa các nhóm, được các nghị quyết quốc tế phân loại là khủng bố và các nhóm không liên hệ với chúng, để phân loại thành những nhóm đối lập, sẵn sàng để tiến tới một giải pháp chính trị.

Astana là sự khởi đầu của con đường đi đúng hướng, quan trọng ở chỗ nó thực tế đã mở đường đến Geneva. Hiện nay, cần phải xác định cái gì cần ưu tiên hơn, cuộc chiến chống khủng bố hay là các quá trình chính trị, để tiêu diệt sạch chủ nghĩa khủng bố, mở đường cho hiệp thương giữa chính phủ và các nhóm đối lập.

Mỹ sẽ đơn độc can thiệp vào Syria?

Một số nguồn tin thông báo với hãng AP, Trump còn đang xem xét báo cáo Nga dường như đang vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) như là một trở ngại cho sự hợp tác với điện Kremlin, trong khi đó, Nga cũng đang tố cáo Mỹ xâm phạm hiệp định này.

Giám đốc của Cục không phổ biến và kiểm soát vũ khí, thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Mikhail Ulyanov tuyên bố rằng Mỹ cũng đang vi phạm hiệp định này khi triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis ở châu Âu, mà các hệ thống này đều có khả năng tấn công tên lửa hành trình.

Theo giới quan sát, việc thay đổi chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nga có thể bị ảnh hưởng chính vì những nhân vật mới trong giới thân cận của Tổng thống Mỹ có lập trường cứng rắn hơn đối với Nga, mà những nhân vật này đều được dựng lên vì sự chống đối của chính giới và truyền thông Mỹ.

Điều này được minh chứng bằng việc một số đại diện ngoại giao phương Tây trong cuộc đàm phán với Trump nhấn mạnh rằng, thỏa thuận với Nga mang rủi ro rất lớn. Theo một nguồn tin ngoại giao cho biết, đó chính là sức ép mà chính quyền Trump gặp phải từ khi bắt đầu nhậm chức.

Một thông tin mới mà Nga không hề mong muốn đã xảy ra là việc Mỹ sẽ mở rộng can thiệp quân sự ở Syria. Điều này sẽ làm cuộc chiến chống khủng bố ở Syria trở nên phức tạp vì 2 đối tác chính là Nga và Mỹ đã không thống nhất được với nhau.

Ngày 5/3, tờ Washington Post dẫn các nguồn tin nắm bắt kế hoạch hoạt động quân sự cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét đề nghị tăng cường vai trò quân sự trong nhiệm vụ giải phóng thành phố Raqqa của Syria khỏi phiến quân Nhà nước Hồi giáo.

Mỹ sẽ độc lập thực hiện chiến dịch chống khủng bố ở Syria?
Mỹ sẽ độc lập thực hiện chiến dịch chống khủng bố ở Syria?

Đề xuất tăng cường sự tham gia của Quân đội Mỹ, gồm cả lực lượng đặc nhiệm, trực thăng chiến đấu và pháo binh, đồng thời cung cấp vũ khí cho lực lượng chủ lực người Kurd Syria và các đơn vị Ả Rập tại chỗ, nhằm phục vụ cuộc tấn công Raqqa đã được đưa ra - tờ báo cho biết.

Theo Washington Post, hiện giới chức lãnh đạo quốc phòng Mỹ đang thảo luận đề nghị loại bỏ các hạn chế về số lượng quân nhân tác chiến mặt đất của Mỹ tại Syria (hiện có khoảng 500 lính đặc nhiệm).

Tuy nhiên, tờ báo lưu ý rằng người, Mỹ sẽ không trực tiếp tham gia các hoạt động mặt đất mà sẽ chủ yếu tham gia các hoạt động huấn luyện quân sự hoặc trinh sát hay phối hợp chặt chẽ hơn với lực lượng chiến đấu của người Kurd về việc xử lý tình hình trên tuyến đầu mặt trận.

Chỉ huy các hoạt động quốc tế chống IS ở Iraq và Syria là Trung tướng Mỹ Stephen Townsend tuyên bố hôm 1/3 rằng, các dân quân người Kurd sẽ tham gia giải phóng Raqqa - thủ phủ của Nhà nước Hồi giáo tự xưng, bất chấp việc trước đó chính giới Mỹ tuyên bố rằng, sẽ chỉ có lực lượng Ả Rập trong SDF (Lực lượng Dân chủ Syria) tham gia giải phóng Syria.

Đồng thời, Trung tướng khẳng định Hoa Kỳ đang đàm phán khả năng tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, bên vốn coi lực lượng tự vệ người Kurd Syria là một tổ chức khủng bố. Ở khu vực Raqqa, Mỹ đặt kỳ vọng chính vào các lực lượng người Kurd bởi họ là lực lượng chính ở đây.

Theo Nhật Nam

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm