AloÌsio Silva cầm những viên gạch có hình chữ thập ngoặc của phát xít Đức.
Các sử gia cũng tìm gặp được một số nhân chứng từng được lính Đức quốc xã và những người ủng hộ trung thành của phát xít Đức tại địa phương thuê làm nô lệ. Họ được biết tới với cái tên Nummernmenschen - những người có số - khi nạn tàn sát tại các tại tập trung của phát xít Đức được áp dụng ở Nam Mỹ.
Lâu nay, người ta đã biết rằng các thành viên của đảng Quốc xã từng chạy trốn tới vùng rừng Amazon sau Thế chiến 2. Nhưng câu chuyện về các nô lệ được thuê để xây dựng căn cứ bí mật của Adolf Hitler tại Nam Mỹ chỉ mới được tiết lộ gần đây.
Từ năm 1933, nhiều nam giới và các bé trai, thường là trẻ mồ côi, đã được đưa tới các đồn điền lớn tại Brazil như đồn điền Cruzeiro Do Sul, cách Sao Paulo khoảng 240km về phía tây, để xây dựng một căn cứ bí mật của phát xít Đức.
Tại đồn điền này, một nông dân chăn lợn tên là Jose Maciel đã tìm thấy những viên gạch có in hình chữ thập ngoặc sau khi mua lại khu đất. Tại một trong những ngôi nhà, Maciel cũng tìm thấy các tài liệu và những bức ảnh chụp hình chữ thập ngoặc và một lá cờ của đảng Đức quốc xã đang bay.
Giờ đây, 3 nô lệ cuối cùng đã trở lại đồn điền để tận mắt nhìn lại những viên gạch mà họ đã đóng bằng tay. Họ cũng phát hiện các ngôi mộ rất nông, nơi nhiều bạn bè nằm lại sau khi qua đời vì bị ngược đãi và bỏ mặc.
Những người đàn ông Brazil tại một ngôi mộ của Đức quốc xã có khắc biểu tượng chữ thập ngoặc.
AloÌsio Silva, hiện 85 tuổi, khi đó là nô lệ mang số 23. “Súc vật và ngựa còn có gia đình chứ không như tôi - một nô lệ, một cậu bé không có tên”, Silva nhớ lại.
Silva mới 9 tuổi khi ông được đưa từ trại trẻ mồ côi của địa chủ giàu có Oct•vio Rocha Miranda, một người ủng hộ trung thành của Hilter, tới đồn điền.
“Các địa chủ lớn nhận thấy chúng tôi - những đứa trẻ không cha, không mẹ - là các công nhân lý tưởng. Họ đã lừa gạt chúng tôi. Họ nói với chúng tôi rằng công việc không quá nặng nhọc và có thể cưỡi ngựa đi lang thang”.
“Nhưng trên thực tế chúng tôi phải làm việc rất cực nhọc đến mức kiệt sức và được trả lương bằng các đồng xu chỉ có thể tiêu được ở trong đồn điền. Mãi đến năm 16 tuổi, tôi mới mua được đôi giày đầu tiên cho mình”.
Những ngôi mộ trong rừng Amazon.
“Tôi đã bị tra tấn, đánh đập. Chúng tôi không thể trốn thoát vì có hai con chó rất to canh gác đồn điền”.
Những đứa trẻ nô lệ đã được thuê cho tới giữa những năm 1940 khi Thế chiến 2 kết thúc.
Khoảng 2.000 thành viên của đảng Đức quốc xã đã được đưa tới Brazil khi những người này mạo danh là các nhà tự nhiên học đến khám phá vùng rừng Amazon. Những cuộc di cư tương tự tới các quốc gia Nam Mỹ khác như Paraguay, Argentina và Uruguay cũng đã được thực hiện.
Các thành viên của đảng Quốc xã Đức trong chuyến thám hiểm vùng rừng Amazon năm 1935.
Giờ đây, các nô lệ Brazil còn sống đang yêu cầu chính phủ Brazil bồi thương. “Tôi muốn được bồi thường. Tôi muốn một lời xin lỗi. Nhưng trên tất cả, tôi muốn tìm xem mẹ của tôi là ai để đặt một bó hoa trước mộ bà”.
An Bình
Theo Dailymail