1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Tranh cãi nhà báo bị chặt đầu: Tại sao Mỹ không nộp tiền chuộc con tin?

Sự kiện nhà báo tự do James Foley bị phiến quân Nhà nước Hồi Giáo (IS) chặt đầu hôm 19-8 gây phẫn nộ trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, thảm kịch này cũng khơi mào cho một cuộc tranh luận gay gắt giữa Anh-Mỹ, lâu nay không chấp nhận thỏa hiệp với khủng bố, với các nước Châu Âu luôn chấp nhận trả tiền chuộc trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm cứu công dân của họ.

Bằng cách trả tiền chuộc, Châu Âu và các quốc gia vùng vịnh giàu có đang trở thành những nguồn tài trợ hàng đầu cho các tổ chức khủng bố. Trong khi đó, bằng cách từ chối thỏa hiệp, chính phủ Mỹ và Anh đang bị chỉ trích vì cư xử quá “bạc bẽo” với công dân của mình khi tính mạng của họ bị đe dọa.

Hoa Kỳ: chuộc con tin là phạm pháp...

Những kẻ bắt cóc Foley, các chiến binh IS, đã đòi 132 triệu USD (100 triệu euro) tiền chuộc từ cha mẹ của ông Foley và chính quyền Washington. Họ đã từ chối chi trả và nhà báo tội nghiệp đã bị chặt đầu dã man.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Marie Harf cho biết biết IS, tổ chức đang nắm giữ một phần rộng lớn lãnh thổ Iraq và Syria, thu được hàng triệu Đô tiền chuộc con tin chỉ trong năm nay.

"Chúng tôi không nhượng bộ những kẻ khủng bố," Harf nói với các phóng viên. "Chúng tôi không trả tiền chuộc."

Bà Harf giải thích "Chính phủ Hoa Kỳ tuyệt nhiên tin rằng trả tiền chuộc cho bọn khủng bố chính là một hình thức tài trợ để giúp chúng truyền bá những gì chúng đang làm, và vì vậy chúng tôi cho rằng không nên làm điều đó."

Nhà báo James Foley, nạn nhân của IS (Nguồn AP)

Nhà báo James Foley, nạn nhân của IS (Nguồn AP)

Vấn đề trả tiền chuộc bởi Gia đình người Mỹ hoặc các công ty Mỹ hiện nay đang được tranh luận trong chính quyền Obama. Đạo luật “Yêu Nước” (Patriot) Hoa Kỳ nghiêm cấm bất kỳ trả tiền chuộc hoặc hỗ trợ cho các nhóm khủng bố.

Lấy ví dụ gia đình của  ba người Mỹ bị bắt cóc bởi một nhóm phiến quân ở Colombia trong năm năm, đã nhiều lần được khuyến cáo không gửi bất cứ thứ gì thậm chí thuốc và giày thể thao cho các con tin để tránh khả năng vi phạm pháp luật.

“Nhưng chưa có trường hợp nào bị truy tố vì vi phạm đạo luật trên. Tôi chưa bao giờ thấy chính phủ Mỹ đe dọa truy tố một gia đình vì đã trả một khoản tiền chuộc", Clinton Van Zandt, cựu trưởng đoàn đàm phán con tin của FBI cho biết.

Ông cho biết nếu chính phủ chấp nhận chi trả sẽ tạo ra "một ngành công nghiệp bắt cóc đòi tiền chuộc. Bạn có thể cứu một người, nhưng những gì bạn làm đã treo giá cho mỗi cái đầu của những người Mỹ khác và nói với mọi người rằng chúng tôi sẵn sàng chi tiền cho các con tin", ông nói.

Và tiếp tay cho khủng bố

Vào tháng giêng vừa qua, Mỹ và Anh đã thông qua Hội Đồng Bảo An LHQ kêu gọi các nước không trả tiền chuộc cho quân khủng bố. Nhóm G8 cũng đã nhất trí thực hiện cam kết theo sự hối thúc của Mỹ và Anh.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ ước tính ít nhất 140 triệu Đô La tiền chuộc đã được trả cho al-Qaeda và các nhóm khủng bố khác ở châu Phi và Trung Đông từ năm 2004.

Pháp và Qatar thường được xác định là các chính phủ thường xuyên trả tiền chuộc hoặc sẵn sàng giàn xếp thương lượng giải cứu công dân Châu Âu. Nhưng Pháp bác bỏ các cáo buộc trên.

Đức, Ý và các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển. Tất cả đều bị cáo buộc vì các chuyên gia an ninh, ngoại giao thường chấp nhận chi trả tiền chuộc cho các nhóm khủng bố. Qatar thường từ chối bình luận về vấn đề tiền chuộc còn Tây Ban Nha không xác nhận cũng không phủ nhận.

Mặc dù luôn nhấn mạnh không nhượng bộ những kẻ khủng bố, Mỹ đã thực hiện một ngoại lệ trong việc giải cứu Trung Sĩ Bowe Bergdahl từ Taliban. Trong cuộc trao đổi Bergdahl, chính quyền Obama đã phóng thích các tù nhân Taliban đang bị giam giữ ở Guantanamo - bao gồm cả những tên khủng bố nguy hiểm nhất.

Cứu con tin bằng lực lượng đặc biệt

Thay vì trả tiền chuộc, Mỹ thường cố gắng để giải cứu con tin của mình với các lực lượng đặc biệt chuyên giải cứu con tin như DELTA hay SEAL-Biệt kích của hải quân Hoa Kỳ, đơn vị thiện chiến đã tiêu diệt Bin Laden năm 2011.

Ví dụ như ba con tin ở Colombia được giải cứu năm 2008 trong một chiến dịch có sự phối hợp với gián điệp Colombia và tình báo Mỹ.

Một hoạt động tương tự đã được tiến hành nhằm giải cứu Foley và các con tin khác vào tháng bảy nhưng đã thất bại khi lực lượng Đặc Nhiệm đã không thể tìm ra các con tin do các sai lầm trong định vị nơi giam giữ.

 

 Biệt kích SEAL team six của Hải quân Hoa Kỳ (Nguồn AP) 

 Biệt kích SEAL team six của Hải quân Hoa Kỳ (Nguồn AP) 

IS có thật sự cần tiền?

Các nguồn tin từ chính phủ cho phóng viên AP biết it nhất vẫn còn ba người Mỹ đang bị giam giữ ở Syria, hai trong số đó được xác định là đang nằm trong tay IS. Người còn lại đang bị chính phủ Syria bắt giữ. Giống như Foley, IS đòi 132 triệu USD cho mỗi con tin. Gia đình các nạn nhân cũng nhận được các yêu cầu đòi tiền chuộc vào mỗi cuối tháng.

Các chuyên gia nhận định rằng tiền không phải là nguyên nhân chính để IS giết Foley, đơn giản vì họ không thiếu tiền. Tổ chức này đựợc xem là có nguồn thu dồi dào từ các nhà tài trợ cá nhân ở các quốc gia vùng vịnh giàu có cùng với đó là một mạng lưới tội phạm bắt cóc tống tiền rộng lớn. Họ cũng đã đánh cắp hàng chục triệu Đô La từ các ngân hàng lớn ở Mosul, thành phố lớn thứ 2 của Iraq sau khi nắm quyền kiểm soát thành phố này vào tháng sáu.

Matthew Levitt, một chuyên gia chống khủng bố tại Viện Washington nói :”Khi bạn yêu cầu số tiền 132 triệu Đô để phóng thích chỉ một người, điều đó có nghĩa bạn đang cố gắng tạo sự chú ý hoặc bạn thực sự không cần đến số tiền đó”

Một quan chức cấp cao của ông Obama cho biết chính phủ Mỹ đã nhận được các yêu sách từ IS trong vụ Foley. Bao gồm những thay đổi trong chính sách và can dự của Mỹ vào Trung Đông.

IS "đang bắt đầu hướng sự tàn bạo của chiến tranh vào phương Tây”, Ông Fernando Carvajal, một chuyên gia về al-Qaeda ở Trung Đông và Bắc Phi tại trường Đại học Exeter (Anh) cho biết.

Theo Ngọc Ân
Pháp luật TP Hồ Chí Minh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm