1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Tony Blair có “dại dột”?

(Dân trí) - Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair ngày hôm nay 23/7 sẽ lên đường bắt đầu một sự nghiệp mới, làm đặc phái viên Trung Đông của nhóm Bộ tứ gồm Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu, Liên Hợp Quốc. Ông có phải là người phù hợp cho vị trí này?

Theo tạp chí Time, thật lạ lùng khi có không ít tổng thống và thủ tướng cố gắng lấy lại hình ảnh trong những ngày "tàn" cuối cùng đương chức bằng cách quay sang vũng lầy ở Trung Đông. Ví dụ như tổng thống Richard Nixon. Ngay sau khi buộc phải từ chức vì bị thất sủng, ông đã đáp chuyến đi đến Ai Cập, chuyến đi được coi hầu như chẳng mang được ý nghĩa gì. (“Bạn không thể bảo vệ được một tổng thống muốn tự giết chết chính mình”, đó là tuyên bố của người đứng đầu cơ quan an ninh với bác sỹ của ông Nixon).

 

Bill Clinton cũng vậy, cũng chọn các cuộc đàm phán hoà bình đầy gian nan giữa Israel và Palestine để “rửa” danh tiếng xấu trong thời gian ở Phòng Bầu Dục. Thế nhưng bạo lực tại Trung Đông như những vụ đánh bom liều chết, những cuộc chiến vô ích và những chính sách đổ vỡ vẫn còn đó.

 

Và giờ đến lượt cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. Theo nhiều quan chức châu Âu khác nhau, ông đã dùng những ngày cuối cùng trong một thập kỷ tại vị ở số 10 phố Downing để vận động cho vị trí hiện tại của ông: đặc phái viên ở Trung Đông. Không còn đại diện cho một chính phủ nữa, nhiệm vụ mới của ông đến từ một nhóm được gọi là “Bộ tứ”, nhóm được thành lập một cách không chính thức sau vụ khủng bố 11/9/2001, nhằm tìm giải pháp cho cuộc xung đột Israel - Palestine. Bốn thành viên của nhóm gồm Tổng thư ký LHQ, Trưởng ban chính sách đối ngoại EU, Ngoại trưởng Nga và Ngoại trưởng Mỹ đã có mặt tại thủ đô Bồ Đào Nha Lisbon để tham dự cái gọi là “cuộc lên ngôi” (theo cách gọi của một quan chức châu Âu) của ông Blair.

 

Trên thực tế, nhiệm vụ mới của ông Blair là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Trong suốt 6 năm qua, thành công lớn nhất của Bộ tứ là kế hoạch hoà bình Trung Đông (được gọi là Roadmap 2003) mà chưa một ai thực hiện cả. Vì vậy ông Blair sẽ không có gì nhiều để xây dựng. Và ông cũng không có nhiều quyền lực. Ngoài ra ông cũng không thực sự là một nhà thương thuyết. Theo điều lệ do Bộ tứ đưa ra, ông thiên về vai trò là một “thanh tra viên” của người Palestine hơn, sẽ giúp những vùng đất còn chia cắt của người Palestine nhận viện trợ và tư vấn của các chính phủ nước ngoài, để một ngày nào đó họ có thể trở thành “một người hàng xóm hoà bình và thịnh vượng với Israel”.

 

Tổng thống Mỹ Bush đã chúc mừng cuộc bổ nhiệm chức vụ mới của “người bạn” và “người có tầm nhìn” Blair. Nhưng lời thốt ra của ông Bush, “Ồ, Blair”, dường như trở nên quá tuỳ tiện. Còn phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ tại Lisbon về vai trò mới của ông chỉ là “bổ sung” cho những sáng kiến giải quyết khó khăn khác.

 

Dĩ nhiên, nếu bạn là người quan tâm đến vùng đất và con người Trung Đông, bạn sẽ phải hi vọng ông Blair sẽ làm nên một số kỳ tích nào đó. Không còn nghi ngờ gì nữa ông ấy là “một nhà truyền thông lớn, một nhà thương thuyết lớn”, như lời một quan chức ngoại giao cấp cao của châu Âu đã đánh giá về Blair trong một cuộc thảo luận gần đây.

 

Nguyên Hạ

Theo Time