Nhìn lại 37 năm cầm quyền của Tổng thống Zimbabwe Mugabe
(Dân trí) - Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe hôm qua 21/11 chính thức chấp thuận từ chức theo sức ép của quân đội, đảng cầm quyền cũng như đông đảo quần chúng. Điều này đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị 37 năm của ông từ một anh hùng dân tộc đến một nhà lãnh đạo tham quyền cố vị.
Làm việc tại Ghana, năm 1961, ông làm quen và sau đó kết hôn với bà Sally Hafron, người cũng tham gia rất nhiều hoạt động chính trị. Ông Mugabe sau đó được kết nạp vào phong trào yêu nước của những người da màu. Kể từ đây, ông trở nên nổi tiếng khi làm lãnh đạo của Liên minh Quốc gia châu Phi Zimbabwe (ZANU) trong cuộc chiến tranh du kích chống lại cộng đồng thiểu số da trắng cầm quyền ở Rhodesia (1964-1979). (Ảnh: AFP)
Ông bị bắt giam và được thả vào năm 1974 và được coi là anh hùng đấu tranh cho độc lập cũng như là một lãnh đạo có học vấn cao. (Ảnh: Getty)
Ông trở về nước khoảng hơn 1 tháng trước cuộc tổng tuyển cử sau khoảng 10 năm sống lâu vong. Ông trở thành Thủ tướng Zimbabwe từ năm 1980 đến năm 1987 trước khi trở thành tổng thống từ năm 1987 đến nay. (Ảnh: Getty)
Trong những năm nhiệm sở đầu tiên, ông có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, trong đó có Chủ tịch Cuba Fidel Castro thăm Zimbabwe năm 1986. (Ảnh: AFP)
Ông được cho là có quan hệ thân thiết với Thủ tướng Anh, "Bà đầm thép" Margaret Thatcher. (Ảnh: PA)
Năm 1996, ông kết hôn với nữ thư ký Grace Marufu vài năm sau khi người vợ đầu qua đời. Họ có 1 người con chung và 2 người con riêng của bà Grace. Cũng trong khoảng thời gian này, nền kinh tế Zimbabwe bị tác động tiêu cực bởi quyết định của chính phủ nhằm can thiệp quân sự ở Congo. (Ảnh: AFP)
Năm 1997, khi chính phủ của Thủ tướng Anh Tony Blair rút khỏi các cuộc đàm phán tài trợ cho chương trình cải cách đất đai gây tranh cãi ở Zimbabwe và sau khi ông Mugabe thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp mới 3 năm sau đó, các lực lượng vũ trang thân chính quyền Mugabe bắt đầu chiếm các điền trang của người da trắng. (Ảnh: AFP)
Lối sống xa xỉ của nhà Mugabe ngày càng bộc lộ rõ bất chấp kinh tế đất nước đi xuống. (Ảnh: Reuters)
Hàng năm, đảng cầm quyền đều tổ chức những sự kiện ăn mừng lớn vào ngày sinh nhật của Tổng thống. (Ảnh: AFP)
Những sự kiện này nhằm tôn vinh ông Mugabe như một vị anh hùng dân tộc. (Ảnh: AFP)
Tuy nhiên thực tế, tỷ lệ tín nhiệm dành cho ông Mugabe giảm mạnh đặc biệt ở các vùng nông thôn Zimbabwe. Điều này dẫn đến việc ông thất bại trong vòng tranh cử tổng thống đầu tiên vào năm 2008, và chỉ chiến thắng sau khi phe đối lập rút lui. (Ảnh: AFP)
Các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU buộc ông Mugabe phải theo đuổi chính sách "Hướng Đông", cầu viện đầu tư từ Trung Quốc. Ông thường tới các nước châu Á để trị bệnh. Con gái ông, Bona Mugabe cũng theo học ở Hong Kong và Singapore. (Ảnh: AFP)
Đảng cầm quyền ZANU-PF của ông chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013 sau 4 năm tồn tại của một chính phủ chia sẻ quyền lực. Các chính sách của đảng này đã dẫn đến tình trạng khan hiếm tiền mặt trầm trọng ở Zimbabwe và kéo theo các cuộc biểu tình phản đối chính phủ. (Ảnh: AFP)
Tuy nhiên, lực lượng an ninh vẫn trung thành tuyệt đối với ông Mugabe cho tới khi bà Grace lộ rõ tham vọng quyền lực, muốn kế nhiệm chồng trong cuộc bầu cử vào năm sau. Tham vọng này đã khiến quân đội dưới sự chi phối của cựu Phó Tổng thống tiến hành một cuộc chính biến gây sức ép buộc nhà Mugabe từ bỏ quyền lực. (Ảnh: AFP)
Quân đội Zimbabwe gây sức ép bằng mọi cách để buộc ông Mugabe từ chức, mặt khác phủ nhận đây là một cuộc đảo chính. Về phần mình, ông Mugabe chấp thuận từ chức với các điều khoản cho phép ông có thể thoát luận tội và tị nạn ở nước ngoài. Một số nguồn tin nói rằng, ông Mugabe có thể ra ngời ngay sau khi từ chức và có thể xin tị nạn ở Nam Phi. (Ảnh: AFP)
Quyết định từ chức của ông Mugabe đã khiến Zimbabwe vỡ òa trong vui mừng. (Ảnh: Reuters)
Minh Phương
Theo BBC