1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tổng thống Trump làm nên điều hiếm thấy ở chính trường Mỹ

Tỉ lệ thất nghiệp giảm, kinh tế tăng lên bất chấp phiếu ủng hộ giảm sút với Tổng thống Donald Trump.

CNN mới đây đưa ra một nghịch lý hiện hữu tại nước Mỹ, dù các chính sách của Tổng thống mới giúp đời sống người dân được tăng cao, công việc cũng đến với nhiều người hơn nhưng người dân không ủng hộ người đứng đầu Nhà Trắng.

Hơn 1 triệu việc làm mới được tạo ra từ khi ông Donald Trump giữ chức ông chủ Nhà Trắng. Trước đó, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ ở mức 4,3%, thấp nhất trong vòng 16 năm.

Thị trường chứng khoán cải thiện đáng kể, tăng vọt lên mức kỷ lục kể từ lúc vị tỷ phú này nhậm chức Tổng thống Mỹ.


Mang tới thành tựu chung, Tổng thống Mỹ vẫn bị phớt lờ, không được ủng hộ.

Mang tới thành tựu chung, Tổng thống Mỹ vẫn bị phớt lờ, không được ủng hộ.

Song, trong các cuộc khảo sát, số người ủng hộ ông Trump thấp ở mức kỷ lục.

Báo cáo mới nhất của Viện thăm dò dư luận lớn nhất thế giới Gallup cho thấy, tỷ lệ ủng hộ người từng là tỉ phú bất động sản ở mức 36%. Cuộc khảo sát do Đại học Quinnipiac thực hiện thì ghi nhận tỷ lệ ủng hộ ông chỉ ở mức 33%.

Nhà sử học chuyên nghiên cứu về các đời Tổng thống Mỹ Douglas Brinkley cho rằng, tỷ lệ ủng hộ có thể còn kéo xuống mức 25% nếu kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái dù không phải do lỗi của ông Trump.

Trước đây từng có vị tổng thống ít được lòng dân hơn, song đó là vào những thời điểm nền kinh tế gặp khó. Đơn cử, tỷ lệ ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter hạ xuống còn 29% năm 1979, một năm trước khi ông tái tranh cử. Tỷ lệ thất nghiệp khi đó cao hơn hẳn hiện nay và nền kinh tế cũng trên bờ vực suy thoái còn lạm phát thì tăng cao.

Vị sử học cho rằng, một số tổng thống tại nhiệm giữa nền kinh tế mạnh cũng ít nhiều bị tổn thương bởi các vụ điều tra. Đơn cử ở đây là khả năng bị tiếp tục điều tra về mối quan hệ giữa nước Nga và chiến dịch tranh cử của ông Trump. Song, từng có trường hợp khi bê bối qua đi, tỉ lệ ủng hộ đối với Tổng thống tăng mạnh.

Ví dụ khác cho điều này là bê bối tình ái giữa cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và bà Monica Lewinsky, hoặc cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và bê bối với Iran Contra.

Không chỉ vậy, một điều hiếm thấy khác xảy ra trong nhiệm kỳ của ông Trump tại Nhà Trắng được giới chức Mỹ tiết lộ, đó là dường như các nhân viên ở đây đều "phớt lờ" lệnh Tổng thống của mình.

Ông Jack Goldsmith, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush, nhận định: "Điều đáng nói nhất là phạm vi mà các quan chức cấp cao dưới quyền ông Trump hành động như thể ông ấy không phải là người chỉ huy...

Chưa bao giờ có một vị Tổng thống nào bị chính cấp dưới phớt lờ và đưa ra quan điểm trái ngược thường xuyên đến như vậy. Tổng thống vẫn đưa ra lập trường và mong muốn của ông ấy, nhưng cấp dưới lại đưa ra cam kết khác”.

Một phần của khoảng cách giữa Trump và cấp dưới của ông xuất phát từ việc ông thiếu chú ý và thiếu sự hiểu biết về những vấn đề chính sách phức tạp. Về vấn đề nâng trần nợ quốc gia - một việc có ý nghĩa sống còn đối với điểm tín nhiệm của Mỹ - ông Trump đã để mặc cho các thành viên nội các công khai bất đồng.

Trong khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Steven Mnuchin muốn một cuộc nâng trần nợ “sạch sẽ”, Giám đốc ngân sách Mick Mulvaney lại muốn nâng trần nợ đi kèm với cắt giảm chi tiêu.

Ông Anthony Scaramucci nói trong nhiệm kỳ ngắn ngủi của mình trên phương diện Giám đốc truyền thông Nhà Trắng: "Có những người bên trong chính quyền này cho rằng việc của họ là cứu nước Mỹ khỏi vị Tổng thống này”.

Theo Ngọc Dương

Báo Đất việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm