1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tổng thống Syria kiên quyết giữa lựa chọn dầu và khủng bố

Trước khi Mỹ tiến hành can thiệp quân sự, Tổng thống Bashar Al- Assad từ chối cho phép đường ống dẫn dầu của Mỹ đi qua quốc gia Syria.

Nguyên cớ sự xuất hiện của khủng bố và các đường ống dẫn dầu ở Syria

Trang mạng CounterPunch mới đây đăng tải bài viết của nhà báo, nhà bình luận Mỹ Mike Whitney nói về cuộc chiến tranh không đúng nghĩa ở Syria mà Hoa Kỳ là người cầm lái chính bởi các quyết sách của Tổng thống Assad từ năm 2009.

Theo ông Whitney, Washington góp chân vào cuộc chiến ở Trung Đông bởi họ muốn nhằm tới quốc gia cản trở con đường dẫn dầu - nguồn năng lượng dự trữ sống còn từ Qatar tới Liên minh châu Âu (EU) và đảm bảo rằng các nguồn dự trữ này tiếp tục bị chi phối bởi những đồng USD.

Kẻ đó không ai khác chính là Tổng thống Syria Bashar Al-Assad.

Cuộc chiến ở Syria vốn là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm tấn công vào sự chống đối mưu đồ thâu tóm năng lượng Trung Đông của Mỹ.
Cuộc chiến ở Syria vốn là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm tấn công vào sự chống đối mưu đồ thâu tóm năng lượng Trung Đông của Mỹ.

Cuộc chiến ở Syria đã không bắt đầu khi Chính phủ của Tổng thống Bashar al Assad đàn áp người biểu tình vào mùa Xuân năm 2011 mà thực sự đã bắt đầu từ năm 2009, khi mà ông Assad từ chối một kế hoạch của Qatar vận chuyển khí đốt từ quốc gia này tới EU thông qua Syria.

Việc ông Assad từ chối khiến cho đường ống dẫn dầu gồm Saudi Arabia, Jordan, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đứt mạch và ý chí thâu tóm năng lượng toàn cầu của Mỹ bị phá hủy.

Robert F Kennedy Jr. đã giải thích trong bài viết "Syria: Cuộc chiến đường ống khác”: “Đường ống dài 1,500km trị giá 10 tỷ USD qua Saudi Arabia, Jordan, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ liên kết Qatar trực tiếp đến các thị trường năng lượng châu Âu thông qua thiết bị phân phối đầu cuối tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Đường ống Qatar/Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho phép vương quốc của người Sunni ở Vịnh Ba Tư thống trị thị trường khí đốt tự nhiên thế giới và tăng cường vị thế của Qatar, đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong thế giới Arab".

Rõ ràng, ông Assad làm vậy là để bảo vệ đồng minh Nga.

Đây chính là lời tuyên bố mà ông Assad đã nói năm 2009.

Ông Assad đã khiến các vương quốc dòng Sunni ở vùng Vịnh tức giận bằng cách ủng hộ một "đường ống Hồi giáo" của Nga chạy từ Iran qua Syria và đến các cảng của Liban.

“Đường ống Hồi giáo” sẽ giúp cho Iran, thay vì Qatar, trở thành nhà cung cấp chính cho thị trường năng lượng châu Âu và tăng đáng kể ảnh hưởng của Tehran ở Trung Đông và trên thế giới.

Điều này đương nhiên khiến các quốc gia kiến tạo và tham gia vào đường ống dẫn dầu Saudi Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ không hài lòng.

Trong bối cảnh đó, Washington và các đồng minh đã quyết định tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm bí mật chống Damascus, tiêu diệt hoặc lật đổ ông Assad, và đảm bảo những “gã khổng lồ” dầu mỏ phương Tây sẽ giành được các hợp đồng đường ống khí đốt tương lai cũng như kiểm soát dòng chảy năng lượng cho châu Âu.

Đây cũng chính là kế hoạch đã được ông Kennedy tiết lộ: "Những bức điện tín và báo cáo bí mật của các cơ quan tình báo Mỹ, Saudi Arabia và Israel chỉ ra rằng thời điểm ông Assad từ chối dự án đường ống khí đốt của Qatar, các nhà lập kế hoạch quân sự và tình báo đã nhanh chóng đi đến sự đồng thuận rằng việc kích động một cuộc nổi dậy của người Sunni ở Syria nhằm lật đổ ông Assad là một con đường khả thi để đạt được các mục tiêu chung trong việc hoàn tất sự liên kết khí đốt Qatar/Thổ Nhĩ Kỳ”.

Theo WikiLeaks, năm 2009, ngay sau khi ông Assad bác bỏ đường ống Qatar, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) bắt đầu tài trợ cho các nhóm đối lập ở Syria.

Hành động đơn lẻ đó là chất xúc tác cho sự can thiệp của Mỹ vào quốc gia Trung Đông này.

Trang CounterPunch bình luận, thực tế là, không có sự khác biệt giữa các cuộc can dự của Chính quyền Bush ở Iraq và cuộc can dự vào Syria của Chính quyền Obama. Các vấn đề phẩm giá, đạo đức và pháp lý đều giống nhau, sự khác biệt duy nhất là Chính quyền Obama đã thành công hơn trong việc gây nhầm lẫn cho người dân Mỹ về những gì đang thực sự xảy ra.

Video: IS tấn công căn cứ ở Deir Ezzor ngay sau khi quân đội Mỹ rời đi (Almasdar News):

Và những điều đang diễn ra ở Syria là nhằm thay đổi chế độ. Còn điều mà Mỹ quan tâm chỉ là dầu, năng lượng và tiền.

Như Kennedy kết luận: “Chúng ta phải thừa nhận cuộc xung đột Syria là một cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên, không thể tách biệt khỏi các cuộc chiến tranh dầu bí mật và không được công bố mà chúng ta đã và đang chiến đấu ở Trung Đông trong 65 năm. Và chỉ khi chúng ta coi cuộc xung đột này là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm liên quan đến một đường ống dẫn khí đốt, các sự kiện sẽ trở nên dễ hiểu”.

"Ông Assad phải đi" - đó là câu "thần chú" của chính quyền Obama. Chính quyền Mỹ đang tìm cách lật đổ một chế độ thế tục được bầu dân chủ nhưng không chịu khuất phục trước yêu cầu của Washington để cung cấp quyền tiếp cận các hành lang đường ống nhằm tiếp tục tăng cường sự thống trị của Mỹ trong khu vực.

Có lẽ Washington không quan tâm nhiều đến vấn đề Nhà nước Hồi giáo (IS) hay việc “ông Assad là một nhà độc tài” cũng như sự “thống khổ của người dân ở Aleppo”.

Tổng thống Assad sẽ tiếp tục chiến đấu?

Tổng thống Syria Bashar al- Assad. Ảnh: AP
Tổng thống Syria Bashar al- Assad. Ảnh: AP

Ngày 17/9, cuộc không kích của quân đội Mỹ vào lực lượng quân đội Syria gần thị trấn Deir Ezzor đã cho thấy rõ ràng một trong những kế hoạch "phối hợp nhịp nhàng" của Mỹ với khủng bố Hồi giáo (IS) tự xưng.

Phản ứng của chính phủ Syria vẫn là kiên quyết tố cáo âm mưu của Mỹ.

Ông Assad tuyên bố đây là sự "gây hấn trắng trợn của Mỹ". Nhà lãnh đạo Syria cũng tố một số nước đang hậu thuẫn khủng bố ở Syria trong đó có cả IS,

Theo ông Assad, một số nước chống Syria tăng hỗ trợ khủng bố sau khi Ankara đạt được một số chiến thắng trên chiến trường và ngoại giao. Vụ "không kích nhầm" vừa qua là một ví dụ nhằm kéo dài cuộc chiến chống khủng bố ở nước này.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad với sự giúp đỡ của Iran, Hezbollah và các cuộc không kích của Nga - đã đánh bật các nỗ lực nhằm lật đổ ông và dựng lên một chế độ "bù nhìn" của Mỹ.

Điều này nên được coi không chỉ là một sự chứng thực rõ ràng về vai trò lãnh đạo của ông Assad, mà còn khẳng định nguyên tắc rằng an ninh toàn cầu phụ thuộc vào việc bảo vệ chủ quyền quốc gia cơ bản, và rằng nền tảng của luật pháp quốc tế phải không cho phép "một sự xâm lược vô cớ".

Theo Đông Phong

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm