1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tổng thống Obama: Mỹ “có thể cung cấp vũ khí cho Ukraine”

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ hôm qua 9/2 đã đưa ra cảnh báo cứng rắn với Nga khi tuyên bố không để cho Nga vẽ lại biên giới châu Âu bằng nòng súng và sẽ cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine nếu các nỗ lực ngoại giao hiện nay không chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine.

Tổng thống Obama đang chịu sức ép rất lớn trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. (Armh:
Tổng thống Obama đang chịu sức ép rất lớn trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. (Armh: NY Times)

Phát biểu sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel trước thềm cuộc gặp 4 bên về Ukraine hôm qua, Tổng thống Obama khẳng định Nga đã vi phạm “mọi cam kết” trong thỏa thuận Minsk đạt được hồi tháng 9 năm ngoái.

“Nếu thực tế cho thấy nỗ lực ngoại giao thất bại, điều tôi sẽ làm là yêu cầu đội ngũ của mình xem xét mọi giải pháp”, Tổng thống Obama khẳng định.

Nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine sẽ là giải pháp duy nhất được xem xét khi đó, đồng thời cảnh báo phương Tây sẽ không để cho Nga vẽ lại đường biên giới châu Âu “bằng nòng súng”.

“Khi các nỗ lực ngoại giao tiếp tục trong tuần này, chúng tôi hoàn toàn nhất trí thế kỷ 21 không thể đứng yên hay cho phép các đường biên giới của châu Âu dễ dàng bị vẽ lại bằng nòng súng”, nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố.

Tổng thống Obama đang chịu áp lực rất lớn từ giới chức cấp cao trong chính quyền Mỹ về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, cho dù Nga đã bác bỏ mọi cáo buộc về việc cử binh sĩ cũng như cung cấp viện trợ cho lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine.

Tuy nhiên, bà Merkel cũng đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm phản đối việc tiếp vũ khí sát thương cho chiến trường Ukraine, nơi vốn dĩ đã quá căng thẳng hiện nay.

Theo các nguồn tin tại chỗ, trong cuộc gặp, bà Merkel đã nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ đối với sáng kiến chung Pháp – Đức về việc khôi phục thỏa thuận Minsk vốn bị đổ vỡ ngay khi chưa ráo mực.

Các chi tiết của sáng kiến chung chưa được công bố, song nội dung chính là việc thiết lập vùng phi quân sự rộng 50 - 70 km quanh đường giới tuyến giữa Nga và Ukraine hiện nay.

Bà Merkel đang liên tục có những nỗ lực ngoại giao con thoi nhằm nhằm đi tới giải pháp cuối cùng cho cuộc xung đột đã kéo dài gần một năm qua ở miền Đông Ukraine, kể từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Trước khi gặp Tổng thống Obama, bà Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đến Mátxcơva để hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin về sáng kiến chung Đức - Pháp, văn kiện sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc gặp 4 bên (gồm Nga, Ukraine, Đức và Pháp) tại thủ đô Minsk của Belarus vào ngày 10/2.

Dư luận cho rằng cuộc gặp 4 bên lần này là nỗ lực ngoại giao cuối cùng cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Thành bại của cuộc gặp này sẽ quyết định bước chuyển tiếp theo trên thực địa ở miền Đông Ukraine theo một trong hai hướng: chấm dứt xung đột hoặc sẽ thực sự dẫn tới đối đầu quân sự Đông - Tây.

Các động thái trên diễn ra trong bối cảnh quân đội chính phủ Ukraine đang thất thế trong các cuộc đụng độ với phe ly khai thân Nga, đặc biệt ở quanh thị trấn chiến lược Debaltseve.

Tổng thống Obama đang chịu sức ép rất lớn trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. (Armh:
Tổng thống Obama đang chịu sức ép rất lớn trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. (Armh:
Một tay súng ly khai tiếp cận xe tăng của quân đội Ukraine ở Uglegorsk, cách Debaltseve 6 km về phía Tây Nam, hôm 9/2 vừa qua.

Trong tuyên bố đưa ra hôm đầu tuần, phe ly khai cho biết đã chặn đứng một tuyến đường tiếp tế trọng yếu của quân chính phủ ở thị trấn Debaltseve, gần Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk.

Theo thống kê, các cuộc đụng độ giữa hai bên trong 24 giờ qua đã khiến 9 binh sĩ và 7 dân thường thiệt mạng, kéo dài thêm danh sách hơn 5.300 người đã chết kể từ khi xung đột bùng nổ từ tháng 4 năm ngoái. Xung đột cũng đã khiến 1,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Vũ Anh
Theo BBC