1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Tổng thống Mỹ cân nhắc gửi quân đến Syria

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Barack Obama đang cân nhắc phái lính đánh bộ đến Iraq và Syria, một dấu hiệu cho thấy Nhà Trắng ngày càng không hài lòng với những diễn biến gần đây về kế hoạch tiêu diệt phiến quân Hồi giáo (IS) tự xưng tại Trung Đông.


Tổng thống Mỹ Obama (Ảnh: AFP)

Tổng thống Mỹ Obama (Ảnh: AFP)

Theo tờ Washington Post, các cố vấn an ninh cao cấp của Tổng thống Obama mới đây vừa đề xuất giải pháp trên. Lầu Năm Góc đang tính đến khả năng nối lại can thiệp quân sự vào cuộc xung đột kéo dài tại các quốc gia vùng Vịnh này.

Việc phái lực lượng đặc nhiệm đến chiến trường Syria và các cố vấn quân sự tham chiến tại chiến trường Iraq lần đầu tiên được bàn tới sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đề xuất các giải pháp quân sự mới, liên quan đến mở rộng can thiệp quân sự sâu rộng hơn tại hai nước trên cùng với Afghanistan.

Giới chức Mỹ cho biết các kế hoạch trên sẽ được Tổng thống Obama thông qua trong tuần này và nhìn chung sẽ không làm thay đổi nhiều cục diện hiện nay.

Một loạt giải pháp do các chỉ huy trên chiến trường và các cố vấn an ninh cao cấp đề xuất trong các cuộc gặp gần đây, trong đó phải kể đến là ông Carter và Ngoại trưởng John Kerry, đã được chuyển đến tổng thống Mỹ.

Giải pháp tham vọng và tốn kém hơn cả là việc lập ra các vùng cấm bay hay các vùng đệm sẽ đòi hỏi phải triển khai hàng chục ngàn lính đánh bộ nhằm bảo vệ hiệu quả các thường dân vô tội. Giải pháp này đã không được bất kỳ cố vấn an ninh hàng đầu nào của Tổng thống Obama đón nhận. Gần đây ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Rodham Clinton cũng ủng hộ giải pháp lập vùng cấm bay tại Syria.

Các quan chức cao cấp Mỹ cũng cảnh báo rằng các biện pháp can thiệp quân sự trực tiếp sẽ khiến Mỹ can dự vào cuộc xung đột trực tiếp với chính quyền Syria mà quân đội các nước Nga và Iran đang hậu thuẫn.

Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến đề xuất ông Obama không nên đưa quân tham gia trực tiếp vào chiến trường, nhấn mạnh sứ mệnh Lầu Năm Góc cần thay đổi khi mà gần đây nhất vào năm ngoái giới chức quân sự đề xuất giảm can thiệp trực tiếp vào các cuộc chiến và tập trung vào các thách thức mới xuất hiện như sự bành trướng của quân đội Trung Quốc.

Ông Obama chọn ông Carter cho ghế Bộ trưởng quốc phòng bởi ông Obama muốn có một lãnh đạo quân đội có thể thúc đẩy lực lượng quân đội có những giải pháp tốt và sáng tạo hơn trên chiến trường chống IS.

Tại chiến trường Iraq và Syria, các quan chức Mỹ cũng thảo luận sẽ mạnh tay hơn trong việc phá hủy các cơ sở vật chất của phiến quân IS nhằm làm suy yếu năng lực tài chính, vì IS đang phụ thuộc vào khai thác dầu lửa và bán điện bên trong Syria để lấy nguồn tài chính nuôi các chiến dịch quân sự. Tuy nhiên, một chiến dịch không kích quyết liệt hơn có thể gây thiệt hại về người nhiều hơn hoặc làm cho các hoạt động viện trợ nhân đạo bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, giới chức Lầu Năm Góc cũng đưa ra những kế hoạch mới để duy trì quân đội tại Afghanistan thậm chí cả khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama kết thúc. Trước đó vào đầu tháng này, ông Obama quyết định sẽ duy trì 5.500 binh lính tại Afghanistan cho đến năm 2017 nhằm thực hiện các chiến dịch chống lực lượng tàn dư của al-Qaeda và IS.

Theo giới chức Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Carter vừa mới trình lên Tổng thống Obama những đề xuất chi tiết để tiêu diệt lực lượng IS hiệu quả hơn so với người đồng cấp Chuck Hagel. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với ông Carter và ông Obama đó là khi tăng cam kết quân sự sẽ không mang lại nhiều thay đổi cho tình hình chính trị ở Iraq và Syria, đó là lý do tại sao IS lại lớn mạnh.

Vũ Duy

Theo Washington Post

Tổng thống Mỹ cân nhắc gửi quân đến Syria - 2