Tối nay, thế giới đón nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm
(Dân trí) - Những người yêu thiên văn tại Australia, châu Á và Bắc Mỹ đang háo hức chờ đón hiện tượng nguyệt thực toàn phần vào tối nay.
Mặt trăng sẽ biến thành màu đỏ khi bị che khuất hoàn toàn.
Đây là hiện tượng nguyệt toàn phần thứ 2 trong năm nay và sẽ không xuất hiện cho tới tận năm 2014.
Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng chuyển dịch đến nửa phần trái đất không hướng về phía mặt trời. Khi đó mặt trăng, trái đất, mặt trời sẽ cùng hoặc gần cùng nằm trên một đường thẳng. Bóng tối của trái đất sẽ che khuất mặt trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực.
Khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực, bóng tối của trái đất sẽ che khuất mặt trăng.
Ánh sáng mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển trái đất sẽ bị khí quyển hấp thụ, chỉ còn bước sóng đỏ là bước sóng ánh sáng có khả năng đâm xuyên mạnh nhất đi qua. Vì thế mà mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra nguyệt thực.
Hiện tượng nguyệt thực hôm nay sẽ bắt đầu diễn ra lúc 11h33 giờ GMT (18h33 giờ Việt Nam) và kết thúc sau 17h30 giờ GMT (00h30 giờ Việt Nam). Mặt trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn trong 51 phút và 8 giây, từ 14h06 giờ GMT đến 14h57 giờ GMT (tức từ 21h06 đến 21h57 giờ Việt Nam).
Châu Á và Australia là những nơi quan sát nguyệt thực rõ nhất.
Nguyệt thực sẽ diễn ra vào tối nay giờ địa phương tại Australia và châu Á, nơi người xem có thể quan sát rõ nhất.
Người dân ở phần phía tây của nước Mỹ cũng sẽ nhìn thấy rõ nguyệt thực trước lúc bình minh.
Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra trong 51 phút và 8 giây.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần đầu tiên trong năm nay xảy ra hồi tháng 6.
Nguyệt thực toàn phần sẽ không xuất hiện cho tới năm 2014 và trong vòng 3 năm tới những người yêu thích thiên văn trên thế giới chỉ được được quan sát nguyệt thực bán phần.
An Bình
Theo BBC