1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tình hình Trung Đông: Bước chuyển lớn ở Iraq

Mỹ đã xuống nước với Nga ở Syria, trong khi Iraq hoan nghênh và chia sẻ hợp tác tốt với Nga trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Hôm 14/10, một quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ Mỹ và Nga có thể ký sớm một hiệp ước thiết lập các giao thức an toàn trên bầu trời Syria khi cả hai cường quốc này thực hiện các chiến dịch không kích riêng biệt.

"Chúng tôi đang sắp hoàn thành một bản ghi nhớ thỏa thuận rằng sẽ thiết lập các thủ tục để tăng cường an toàn hàng không. Bản ghi nhớ có thể được ký kết và triển khai trong vài ngày tới" - quan chức Mỹ giấu tên nói.

Tình hình Trung Đông: Bước chuyển lớn ở Iraq - 1

Chiến đấu cơ Su-27 của Nga (phía trên) chặn máy bay Typhoon trên không phận biển Baltic. (Ảnh: Washington Free Beacon)

Lời khẳng định của vị quan chức này đưa ra sau vòng đàm phán trực tuyến thứ 3 giữa Mosscow và Washington về việc quyết định đưa ra các quy tắc giúp phi công hai nước không vô tình bay vào khu vực của bên kia phụ trách.

"Đây là bước tiến đạt được trong quá trình đàm phán mang tính chuyên nghiệp và tập trung vào thực thi các quy định về an toàn hàng không", Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis đánh giá.

Đại tá Steve Warren, Phát ngôn viên liên minh không kích do Mỹ dẫn dầu cho biết, Nga và Mỹ đang đàm phán về một số thủ tục cơ bản như như ngôn ngữ mà cả phi công Nga và Mỹ dùng để giao tiếp, sự lựa chọn tần số vô tuyến cho các cuộc gọi khẩn cấp và độ cao mà các máy bay chiến đấu của đôi bên sẽ hoạt động...

Đến nay, chưa có vụ va chạm nào giữa 2 nước đứng đầu liên minh chống IS xảy ra trên bầu trời Syria dù Lầu Năm Góc cho hay đã phải đổi hướng bay nhằm tránh va chạm với các chiến đấu cơ của Nga.

Đại tá Steve Warren cũng cho biết: "Luôn có những rủi ro nhất định nếu như hai bên không phối kết hợp trên không".

Mặc dù trước đó, thông tin từ phía Reuters dẫn nguồn từ Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Mỹ đã từ chối cử một phái đoàn quân sự cấp cao tới Moskva để thảo luận khả năng phối hợp sâu rộng hơn trong cuộc chiến tại Syria theo đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin từ hồi cuối tháng 9.

Ngoại trưởng Lavrov cho biết Washington cũng đã thông báo với Moskva rằng Mỹ sẽ không tiếp nhận phái đoàn Nga.

Bước chuyển ở Iraq

Trong khi đó, Tân Hoa xã cùng ngày 14/10 cũng đưa tin, lực lượng an ninh Iraq đã giành lại quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu lớn nhất nước này từ tay các phần tử IS.

Quân đội Iraq đã triển khai cuộc tấn công tái chiếm thị trấn này vào sáng sớm 14/10 sau khi oanh kích dữ dội vào các vị trí của IS tại mỏ dầu trên ở thị trấn Baiji cách thủ đô Baghdad 200km về phía Bắc, cũng như thị trấn nhỏ Seiniyah gần đó.

Đây là kết quả lớn nhất sau 1 ngày giao tranh của quân đội Iraq và các đơn vị bán vũ trang đồng minh người Shiite và Sunni.

Tình hình Trung Đông: Bước chuyển lớn ở Iraq - 2

Binh sỹ Iraq trong chiến dịch giành lại quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu Baiji. (Nguồn: TTXVN)

Buôn lậu dầu thô từng là nguồn doanh thu chính của IS, hiện lực lượng đang nắm trong tay một số lượng mỏ dầu ở Iraq và Syria. Lợi nhuận từ dầu là một trong những đặc điểm khiến cho tổ chức khủng bố này khác biệt so với những nhóm phải phụ thuộc vào quyên góp từ bên ngoài.

Các mỏ dầu luôn là mục tiêu hàng đầu của các cuộc không kích từ phía IS. Vào mùa hè năm ngoái, trước khi cuộc không kích bắt đầu, IS được cho là đã sản xuất hơn 80.000 thùng dầu mỗi ngày. Bởi vì tổ chức này bán dầu trên thị trường chợ đen, giá bán dầu của chúng thấp hơn nhiều so với giá thị trường trên thế giới. Song các chuyên gia tin rằng IS đã thu về 1- 3 triệu USD mỗi ngày.

Trong khi đó, Reuters dẫn lời Hakim al-Zamili, người đứng đầu Ủy ban an ninh và quốc phòng, Quốc hội Iraq cho biết, Iraq đang sử dụng thông tin từ trung tâm tình báo mới do Nga, Iran, Syria và nước này thiết lập, dùng để không kích phe Nhà nước Hồi giáo tự xưng.

Thêm nữa, uy tín từ kết quả các cuộc không kích của Nga ở Syria đang làm nức lòng người dân Trung Đông và Iraq cũng không hề ngoại lệ. Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi nói ông hoan nghênh Nga không kích IS trên lãnh thổ Iraq.

Nga đang ngày càng chứng tỏ được vị thế người cầm đầu của mình trên mặt trận Trung Đông mà vẫn hoàn toàn tuân theo các quy tắc ứng xử quốc tế. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 14/10 nói rằng Moscow đang giúp Iraq chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng với sự đồng thuận của chính phủ Baghdad.

"Việc hỗ trợ chính phủ Iraq và lực lượng người Kurd trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố là điều cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi đang thực hiện điều này dưới sự chấp thuận của chính phủ Iraq", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại Hội đồng Barents châu Âu - Bắc Cực ở thành phố Oulu, Phần Lan.

Theo Huy Vũ

Đất Việt

Tình hình Trung Đông: Bước chuyển lớn ở Iraq - 3

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm