1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tiết lộ mới: Tài phiệt giàu nhất Ukraine "bắt tay" quân ly khai

Alexander Borodai, cựu thủ lĩnh Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng nói rằng, tỉ phú Rinat Akhmetov là người ủng hộ lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine.

Phát biểu trên được ông Borodai đưa ra tại cuộc gặp mặt của những nhân vật theo đường lối dân tộc chủ nghĩa mới được đăng tải trên truyền thông cuối tháng 3 vừa qua. Khi được hỏi về tiến trình quốc hữu hóa như đã tuyên bố liên quan đến khối tài sản của trùm tài phiệt Akhmetov tại miền Đông hiện như thế nào, ông Borodai nói rằng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của ông Akhmetov tại DPR vẫn hoạt động liên tục, với sự ổn định “đáng kinh ngạc”.

Cựu thủ lĩnh DPR Alexander Borodai. (Ảnh:
Cựu thủ lĩnh DPR Alexander Borodai. (Ảnh: AFP)

 “Akhmetov, người luôn là một trụ cột, có sức chi phối lớn đến nền chính trị Ukraine, nhân vật vẫn còn trụ lại được, ý thức được rằng tình huống như hiện nay mang lại nhiều lợi thế. Để tôi giải thích cho rõ: Ông ấy có nhiều kẻ thù trong chính quyền ở Kiev và vì thế tỉ phú này nhận thấy công việc kinh doanh tại DPR là hữu ích. Ông ấy có điều kiện thuận lợi để xuất khẩu sản phẩm. Những mặt hàng này phải được vận chuyển bằng đường biển. Đến đâu? - Italy. Bằng cách nào? – Thông qua các cảng biển. Cảng nào? Duy nhất chỉ có hải cảng Mariupol là phù hợp”, cựu thủ lĩnh DPR phát biểu.

Borodai cũng bóng gió nói rằng, sở dĩ Mariupol chưa bị quân ly khai ở DPR chiếm giữ là do phe này đã có một thỏa thuận với Akhmetov. Theo đó, lực lượng đòi độc lập ở DPR tạo điều kiện cho trùm tài phiệt giàu nhất Ukraine sử dụng cảng Mariupol để xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại vùng lãnh thổ do DPR kiểm soát. Đổi lại, Akhmetov sẽ “hỗ trợ” lực lượng đòi độc lập một số sản phẩm thiết yếu.
 
“Mọi người sẽ hiểu vì sao chúng tôi không đánh chiếm Mariupol vào thời điểm tháng 9/2014, dù hoàn toàn có thể làm vậy. Câu hỏi nằm ở chỗ làm sao Akhmetov có thể vận chuyển hàng hóa từ vùng lãnh thổ do chúng tôi kiểm soát đến Italy? Ông ấy buộc phải đưa hàng ra khỏi lãnh thổ Ukraine và tuyến đường duy nhất là thông qua Mariupol. Cảng Odessa không khả thi, vì cảng này do tỉ phú Kolomoisky kiểm soát và ông ta sẽ không bao giờ để Akhmetov tiếp cận. Mariupol là cửa ngõ duy nhất giúp công việc kinh doanh của Akhmetov diễn ra bình thường. Cảng này vì vậy vẫn phải nằm dưới sự quản lý của chính quyền Kiev”, Borodai nói.
 
Rinat Akhmetov - tỉ phú giàu nhất Ukraine
Rinat Akhmetov - tỉ phú giàu nhất Ukraine

Cựu thủ lĩnh DPR cho biết, Akhmetov xuất hàng sang Italy và nhận tiền mặt. Đương nhiên, ông ấy sẽ thu lợi cho riêng mình, một phần còn lại sẽ được chuyển đổi sang hình thức “hàng hóa cứu trợ nhân đạo” cho DPR; các công nhân làm việc trong các nhà máy, công xưởng của tỉ phú này cũng được trả lương. Đây là cách xử lý hài hòa, vì nếu quốc hữu hóa toàn bộ tài sản của Akhmetov, DPR sẽ không biết xử lý ra sao. “Chúng tôi sẽ bán số hàng hóa này sang Italy bằng cách nào? Chẳng nhẽ các đại diện của DPR lại đi gõ cửa từng văn phòng ở Milan và nói rằng: Này, chúng tôi chuyển cho các ông 100.000 tấn quặng kim loại nhé”.

Trước những ý kiến phản đối cho rằng DPR hoàn toàn có thể làm khác đi nếu nhờ vào một tài phiệt nào đó ở Nga trong khâu kiểm soát, xuất khẩu hàng, ông Borodai lý giải: Không một tỉ phú Nga nào đảm đương được công việc này. Thứ nhất, Nga có nhiều sản phẩm tương đồng và hiện vẫn còn chưa biết xuất đi đâu (ví dụ như ngành chế tạo sắt thép, hiện mới chỉ hoạt động ở mức 40% công suất). Thứ nữa, các đối tác nước ngoài sẽ không chấp nhận mua sản phẩm của Nga mà có “nguồn gốc” từ Ukraine, cụ thể là hàng hóa thuộc sở hữu của Akhmetov. Cuối cùng, nếu không bán được, sẽ không có nguồn cung cấp nhân đạo, các công nhân, kĩ sư ở DPR sẽ mất việc, mất thu nhập.

Akhmetov là tỉ phú giàu nhất Ukraine, với giá trị tài sản ròng đạt 6,8 tỉ USD (theo xếp hạng của tạp chí Forbes - Mỹ). Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là công nghiệp thép và than đá. Ông này được xem là nhân vật đã "góp công" trong việc loại bỏ cựu Tổng thống Viktor Yanukovych trong cuộc chính biến tháng 2/2014.

Theo Hoài Thanh (Ukrnews.today)