1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tiền lệ nguy hiểm

Lần đầu tiên kể từ khi đơn phương áp đặt Vùng Nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông năm 2013, Trung Quốc (TQ) đã buộc một máy bay chở khách của Lào đang trên đường tới Vientiane hôm 25/7 phải quay về điểm xuất phát sau khi “không được TQ cho phép vào ADIZ”.

Tiền lệ nguy hiểm - 1

Đường bay của máy bay Lao Airlines vào ngày 25/7. (Ảnh: Flightradar24)

TQ thực hiện động thái trên với chuyến bay trở về của Lao Airlines, trong khi chuyến bay qua ADIZ từ Lào đến Hàn Quốc cùng ngày hoặc vào ngày trước đó không bị làm khó dễ.

Theo giải thích của Bộ Quốc phòng TQ hôm 31/7, sự việc “không liên quan tới ADIZ”, mà Lao Airlines gửi bản đề nghị bay qua không phận TQ “tạm thời và mơ hồ” và hãng này không có phản hồi khi được yêu cầu cung cấp thêm thông tin, vì thế TQ buộc phải can thiệp. Tuy nhiên, lý giải của TQ không thuyết phục được những người trong cuộc.

Chính phủ Lào cho đến sáng ngày 1/8 chưa có phản ứng về sự cố này, chắc do sự nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Sự kiện này tạo ra tiền lệ vô cùng nguy hiểm cho không chỉ các nước có đường bay thương mại qua Hoa Đông, mà có thể là biển Đông trong tương lai.

Sau khi TQ thiết lập ADIZ, bất chấp sự giận dữ, hơn 50 hãng hàng không, trong đó có Mỹ, Hàn Quốc vẫn đăng ký tuân thủ các điều khoản của ADIZ mà TQ áp đặt ở Hoa Đông. Trên thực tế, quy định về ADIZ mà TQ áp đặt không hề làm tổn thương lợi ích của ngành hàng không các nước lớn, nhưng với các nước nhỏ, thiệt hại không phải là ít, theo quy luật “mạnh được, yếu thua” tồn tại trong hầu hết các vấn đề quốc tế hiện nay.

Sự cố với Lao Airlines vừa qua, cùng việc Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc, những nước từng mạnh mẽ phản đối ADIZ trên Hoa Đông, đến nay vẫn “án binh bất động” về tình huống này, đã phần nào minh chứng thực tế trên.

Một khi vụ máy bay Lao Airlines bị TQ ngăn chặn không được cộng đồng quốc tế lên tiếng, thì những động thái trước đó của Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và ASEAN về ADIZ biển Hoa Đông ngày càng mất đi ý nghĩa, xói mòn niềm tin, bởi Bắc Kinh cho thấy họ sẽ tiếp tục thực thi những quy định đi ngược nguyên tắc quốc tế và buộc các hãng hàng không phải tuân thủ.

Trên Hoa Đông, TQ có thể không cho một máy bay dân dụng vào ADIZ mà nước này đơn phương ấn định, thì trên biển Đông, việc thiết lập ADIZ dường như chỉ còn là vấn đề thời gian.

Theo Tùng Dương

Tiền Phong

Tiền lệ nguy hiểm - 2

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm