1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tiêm kích MiG-31 chứng minh khả năng vượt thời gian

Dù ra đời trước những tiêm kích mạnh nhất châu Âu hàng chục năm, nhưng đến nay chiến đấu cơ MiG-31 của Nga vẫn khẳng định được khả năng vượt trội.

Lập kỷ lục

Hãng thông tấn Sputnik dẫn thông báo từ đại diện Quân khu Trung tâm của Nga là Đại tá Yaroslav Roshupkin cho biết, tiêm kích đánh chặn MiG-31BM của Nga vừa lập được kỷ lục khi bay liên tục 6 giờ, vượt quãng đường hơn 4000km.

Chuyến bay xuất phát vào ban đêm, bay liên tục 6 giờ không ngừng nghỉ, qua chặng đường hơn 4.000 km với 3 lần tiếp nhiên liệu trên không, từ sân bay Domna ở vùng Ngoại Baikal đến sân bay Sokol, thuộc vùng Perm đã thành công mỹ mãn, Đại tá Yaroslav Roshupkin cho biết.

Trước đây, các chuyến bay chuyển trường của lực lượng không quân đã được thực hiện rất nhiều, nhưng ở tầm xa như vậy thì là lần đầu tiên trong thực tế hoạt động của các chiến đấu cơ MiG-31.

Tiem kich MiG-31 chung minh kha nang vuot thoi gian

 

Tiêm kích MiG-31 tiếp nhiên liệu trên không.

Đại tá Yaroslav Roshupkin nhấn mạnh, chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga được mệnh danh là chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới - với vận tốc Mach 3 đã được các phi công dũng cảm của Nga lập thêm kỷ lục mới về bay tầm xa và thời gian bay liên tục.

Theo những thông tin từ Không quân Nga công bố nếu MiG-31 được tiếp thêm nhiên liệu tầm bay của chiến đấu cơ này không chỉ dừng lại ở 4.000km.

Trong khi đó, tiêm kích Rafale của Pháp và Typhoon của châu Âu ra đời sau MiG-31 hàng chục năm nhưng tầm bay và trần bay của 2 loại tiêm kích này tỏ ra thua kém hơn tiêm kích Nga.

Cụ thể, trong khi trần bay tối đa của Typhoon là trên 19.000 m, với tiêm kích Rafale là 18.000 m thì đối với MiG-31 đạt trần bay lên tới gần 21.600 m. Không chỉ có vậy, đến nay MiG-31 còn là dòng chiến đấu cơ bay nhanh nhất thế giới.

Lịch sử cất cánh

MiG-31 bắt đầu được sản xuất từ năm 1981 tại nhà máy hàng không Sokol ở Gorky (nay là Nizhny Novgorod). Tính đến cuối năm 1994, đã có hơn 500 cỗ máy chiến tranh như vậy được chế tạo, ngay sau đó, việc sản xuất đã bị giảm dần. Cho tới ngày nay, vẫn còn khoảng 100 chiếc MiG-31 đang hoạt động.

Việc hiện đại hóa MiG-31 bắt đầu với tên gọi mới MiG-31M. Máy bay này được cho là một phát minh tốt nhất trong lịch sử quân đội Liên Xô, thậm chí vẫn còn một số thông tin về nó được giữ bí mật cho đến ngày nay.

Người ta chỉ biết đó là MiG-31M, ở tốc độ bay cực đại, nó nhanh hơn bất kỳ mày bay tương tự nào trên thế giới. Vào tháng 8/1995, MiG-31M đã được trưng bày ở triển lãm hàng không MAKS-95 diễn ra tại Zhukovsky và đã gây ra sự chú ý lớn.

Tuy vậy, tại nhà máy Sokol và các nhà máy sửa chữa máy bay khác, khả năng sản xuất, nhân viên và các tài liệu cần thiết cho việc khôi phục lại công việc trên MiG-31 vẫn còn tồn tại.

Các chuyên gia hàng không tin rằng tất cả những nhà máy này sẽ giảm được chi phí sản xuất để phục hồi một phần ba số MiG-31 mà Không quân Nga hiện có.

Tiêm kích MiG-31 lập kỷ lục bay:

Theo Chúc Sơn

Đất Việt

Tiêm kích MiG-31 chứng minh khả năng vượt thời gian - 2