1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thủy phi cơ - công cụ phục vụ Trung Quốc chiếm biển ở Biển Đông

(Dân trí) - Một thủy phi cơ đang được chế tạo của Trung Quốc có thể giúp Bắc Kinh thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông, các chuyên gia quân sự về Trung Quốc nhận định.

Mô hình một chiếc AG600 của Trung Quốc (Ảnh:
Mô hình một chiếc AG600 của Trung Quốc (Ảnh: indiandefensenews)

 Giao Long AG600, hiện đang được Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc (CAIGA) chế tạo, sẽ là thủy phi cơ lớn nhất của Trung Quốc. Công ty này không đưa ra bình luận gì sau tuyên bố hôm 17/3 rằng công ty đã hoàn thiện việc lắp ráp thân trước cho chiếc máy bay nguyên mẫu.
 
Theo các tờ quảng cáo tại Triển lãm hàng không 2014 ở Chu Hải, Giao Long AG600 sử dụng 4 động cơ phản lực WJ-6 và có tầm xa 5.500 km, cho phép hoạt động trong phạm vi rộng ở Biển Đông. Tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc hiện đang xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo trên một loạt bãi đá như Tư Nghĩa, Gạc Ma và Gaven.
 
Dù thiếu sự tiếp cận trực tiếp từ đất liền đối với các tuyên bố chủ quyền ngang nhiên của Bắc Kinh ở Biển Đông, AG600 được xem là một công cụ để củng cố việc kiểm soát khu vực gồm 750 đảo nhỏ, bãi đá và đảo san hô vòng tại quần đảo Trường Sa.
 
“Các thủy phi cơ như AG600 là công cụ hoàn hảo để tái cung ứng cho các đảo nhân đạo mới mà Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông”, tờ Defense News dẫn lời ông Richard Bitzinger, điều phối viên cho Chương trình cải tiến quân sự tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore.
 
“Cùng lúc đó, các đảo này có thể là các căn cứ thích hợp cho các hoạt động của AG600 nhằm tham gia vào các cuộc tuần tra lãnh hải tại các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền”, ông Bitzinger nói thêm.

AG600 cũng sẽ trở thành đòn bẩy chính trị, ông Ching Chang, một nhà nghiên cứu tại Hội nghiên cứu chiến lược ROC của Đài Loan, nhận định.

"Các quốc gia cần sự quản lý hiệu quả để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền" và AG600 sẽ tăng cường khả năng của Trung Quốc trong hoạt động thực thi pháp luật, tuần tra đánh bắt và hoạt động chống đánh bắt trộm trên các bãi san hô, ngăn ngừa ô nhiễm, cứu hộ và tìm kiếm, vận chuyển cứu hộ y tế, khảo sát địa chất và địa chấn. Nói tóm lại là tất cả các hoạt động của chính phủ nhằm cho thấy sự quản lý hiệu quả của Trung Quốc ở Biển Đông.

Kiểu quản lý và cai quản này sẽ phục vụ lập luận của Trung Quốc rằng các hòn đảo có thể cư trú theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Các tài liệu quảng cáo của CAIGA cho thấy rằng AG600 có thể thực hiện 4 sứ mệnh: Tìm kiếm và cứu hộ, cứu hỏa, vận tải (lên tới 50 hành khách) và giám sát biển. Các máy bay này cũng có thể phục vụ quân đội Trung Quốc trong các sứ mệnh tình báo điện tử và tình báo tín hiệu, ông Sam Bateman, một cố vấn của Chương trình an ninh biển thuộc Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore, cho hay.

Tuy nhiên, ông Bateman không xem các máy bay là "kẻ thay đổi cuộc chơi" ở Biển Đông, dù chúng có thể phục vụ việc "cung ứng nhanh và củng cố các tiền đồn quân sự trên các đảo không có đường băng".

Các tài liệu của CAIGA không nhắc tới việc sử dụng cho quân sự, nhưng lịch sử cho thấy rằng các thủy phi cơ có thị trường thương mại tương đối nhỏ. Các tài liệu quảng cáo của các thủy phi cơ cỡ lớn của Nhật Bản và Nga chứng tỏ thị trường cho các sứ mệnh cứu hỏa, tìm kiếm và cứu hộ khá nhỏ, Vasiliy Kashin, một chuyên gia quân sự Trung Quốc tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ tại Mátxcơva, nhận định.

Cả hai nhà sản xuất máy bay trên đều là hệ quả của Chiến tranh Lạnh, ông Kashin nói. Nhưng Trung Quốc đã tạo ra một thiết kế mới và thiết lập dây chuyền sản xuất mới cho một loại máy bay có lịch sử thị trường thương mại rất u ám.

"Do chương trình không thể biện minh bởi nhu cầu dân sự, sự giải thích có lý là chương trình có tầm quan trọng về mặt quân sự", ông Kashin nói.

AG600 không phải là chiếc thủy phi cơ đầu tiên được CAIGA phát triển. Tại Triển lãm hàng không năm 2014, công ty này đã trưng bày các mô hình của thủy phi cơ H660 và H631 có tải trọng và tầm xa tương đương. Cũng đã có một mô hình cho chiếc thủy phi cwo H680 Sea Eagle.

CAIGO còn chế tạo 2 thủy phi cơ chở khách hạng nhẹ, 208B và HO300, đều có tầm xa từ 1.000-1.500 km.

An Bình