1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thông điệp chuyến thăm Đông Nam Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

Thành Đạt

(Dân trí) - Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Đông Nam Á tuần này cho thấy tầm quan trọng của khu vực trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Thông điệp chuyến thăm Đông Nam Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - 1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (Ảnh: Getty).

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ đến thăm một số quốc gia Đông Nam Á vào cuối tuần này trong chuyến công du đầu tiên đến khu vực, nhằm tăng cường sự hiện diện của Washington. Ông Austin đã đến châu Âu 2 lần, và cũng đến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, nhưng chưa đến thăm Đông Nam Á.

"Các quan hệ đối tác và liên minh mạnh mẽ là chìa khóa để hỗ trợ một trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đó là lý do tôi sẽ đến thăm Singapore, Việt Nam và Philippines vào cuối tuần này", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin viết trên Twitter hôm 20/7.

Theo giới phân tích, chuyến thăm của Bộ trưởng Austin đã cho thấy chính quyền Tổng thống Joe Biden đặt Đông Nam Á ở mức độ ưu tiên như thế nào. Bài phát biểu của ông Austin trong chuyến công du sắp tới sẽ được theo dõi chặt chẽ.

"Đây là một nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm thể hiện rằng, khu vực này quan trọng với Mỹ", Tiến sĩ Renato de Castro, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học De La Salle ở Manila, Philippines, nhận định.

Tiến sSatutLimaye,e, giám đốc Trung tâm Đông Tây ở Washington DC, cho rằng chuyến thăm Đông Nam Á của Bộ trưởng Austin là động thái kịp thời và đáng được hoan nghênh.

"Đây là một phần trong sự chuyển hướng của chính quyền Biden sang Đông Nam Á", Straits Times dẫn lời Tiến sLimayeye nói.

Kurt Campbell, điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho rằng, "để có một chiến lược châu Á hiệu quả, để có cách tiếp cận Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiệu quả, Mỹ phải hành động nhiều hơn ở Đông Nam Á".

Trong tuyên bố ngày 19/7, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết chuyến thăm của Bộ trưởng Austin cho thấy "tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á cũng như vai trò thiết yếu của ASEAN trong kiến trúc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối với chính quyền Biden - Harris".

"Chuyến đi này nhấn mạnh cam kết lâu dài của Mỹ đối với khu vực và lợi ích của chúng tôi trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trong khu vực và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN", người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết thêm.

Theo Tiến sĩ de Castro, chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ diễn ra trong bối cảnh các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dường như cho rằng Washington đã "ngó lơ" khu vực này, mặc dù Đông Nam Á vẫn được xem là khu vực "cạnh tranh chiến lược".

"Mỹ đang làm việc với các đồng minh và đối tác để đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực bằng cách chống lại Sáng kiến Vành đai và Con đường. Đó là dấu hiệu cho thấy mong muốn của Mỹ trong việc tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác an ninh", Aaron JeRabena,a, thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Philippines, cho biết.

Đối tác quan trọng

Ông Austin từng lên kế hoạch dẫn đầu một phái đoàn tới dự Đối thọaShangri-LaLa thường niên vào tháng 6 ở Singapore, nhưng đại dịch Covid-19 bùng phát buộc các nhà tổ chức phải hủy bỏ sự kiện này. Nếu cuộc họp diễn ra, ông Austin có thể sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.

Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nhận định Bộ trưởng Austin đang thăm 3 đối tác chính trị và an ninh quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực.

"Đó là Singapore - đối tác an ninh quan trọng nhất và Philippines - đồng minh châu Á lâu đời nhất, nơi sự tiếp cận của Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng", SCMP dẫn lời chuyên gia Poling nói.

Theo ông Poling, Mỹ không có hiệp ước an ninh với Singapore, nhưng có thỏa thuận tiếp cận và thỏa thuận hợp tác quốc phòng nâng cao. Singapore cung cấp khả năng tiếp cận đáng kể cho hải quân cũng như tiếp cận các khí tài không quân đang huấn luyện của Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết ông chờ đợi được phát biểu tại Singapore vào ngày 27/7 trong một sự kiện do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tổ chức. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một thành viên nội các cấp cao của Mỹ tới Singapore - nơi Washington vẫn chưa đề cử đại sứ.

Chuyên gia Poling cho rằng đối với Mỹ, Singapore hiện là đối tác an ninh khu vực chặt chẽ hơn Philippines ở thời điểm hiện tại. Ông Poling cũng đề cập đến tuyên bố của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vào năm ngoái rằng, ông đang tìm cách hủy bỏ Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ.

VFA, được ký vào năm 1998, tạo điều kiện để binh sĩ Mỹ cũng như các phương tiện và thiết bị quân sự có thể di chuyển ra vào lãnh thổ Philippines. Đây là nền tảng quan trọng trong Hiệp ước Phòng thủ tương hỗ năm 1951 giữa hai nước nhằm cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị bên nước ngoài tấn công.

Tổng thống Duterte đã 3 lần đình chỉ việc hủy bỏ thỏa thuận với Mỹ. Ngày 19/7, nhà lãnh đạo Philippines nói với nội các rằng, ông sẵn sàng thảo luận về một VFA được đàm phán lại với Mỹ, đồng thời cho biết ông muốn "trao đổi với một số người ở Washington, có thể là từ văn phòng của Tổng thống hoặc Bộ Quốc phòng".

Jose ManueRomualdez,z, đại sứ Philippines tại Mỹ, tháng trước cho biết một bản dự thảo "cải tiến" của VFA đã được các nhà đàm phán của cả hai nước nhất trí.