1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thổ Nhĩ Kỳ đã thực sự "gây chiến" với Mỹ?

Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận ra rằng, Mỹ đang hậu thuẫn cho lực lượng người Kurd đe dọa trực tiếp tới Thổ Nhĩ Kỳ cũng như khu vực Trung Đông.

Gần đây tình hình chiến sự ở Syria diễn ra rất ác liệt. Các lực lượng quân đội của Nga, chính phủ Syria và đặc biệt là sự xuất hiện của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã làm cuộc chiến ngày càng phức tạp và khó kiểm soát hơn. Hiện nay các liên minh quân sự do Nga đứng đầu và liên minh Mỹ-NATO gần như đang mâu thuẫn với nhau vì lợi ích ở Syria.

Mối quan hệ Mỹ-Thỗ Nhĩ Kỳ (Ảnh minh hoạ)
Mối quan hệ Mỹ-Thỗ Nhĩ Kỳ (Ảnh minh hoạ)

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu các hoạt động quân sự “Shield of Euphrates” ở phía bắc của Syria, mục đích của các hoạt động này là oại bỏ các mối đe dọa từ các nhóm khủng bố của “Nhà nước Hồi giáo IS” và lực lượng Kurd ở Syria.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết. “Ngày hôm nay vào lúc 4 giờ sáng chúng tôi đã bắt đầu chiến dịch quân sự ở miền bắc Syria để loại bỏ các mối đe dọa từ lực lượng IS và cả người Kurd ở Syria”.

Sự kiện này đã vượt ra khỏi những sự kiện “cơm bữa” hàng ngày của Trung Đông và những gì đang diễn ra khiến mọi người ngạc nhiên. Tình hình ở Syria hiện nay thực sự chưa từng có. Bản thân là một thành viên của liên minh NATO nhưngThổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành cuộc chiến chống lại “lợi ích” các nước đồng minh của minh và thậm chí là cả Hoa Kỳ.

Đặc biệt, quân đội Mỹ có các khu căn cứ, cơ sở hạ tầng của mình nằm trực tiếp trên lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của lực lượng dân quân người Kurd và chỉ một chút “nhầm lẫn” hoặc sơ suất khả năng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào lực lượng của Mỹ rất cao. Tuy nhiên có vẻ như người Thổ không bận tâm đến vấn đề này lắm.

Trong mọi tình huống xảy ra, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công khai mục đích của mình đó là lực lượng người Kurd ở Syria hiện là đối tượng của các cuộc tấn công này. Chú ý rằng trong, trong mục đich mà vị Tổng thống nhắc tới đó là tấn công tiêu diệt lực lượng khủng bố nhưng một số người cho rằng nó chỉ mang tính chất “bình phong” để Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng người Kurd ở khu vực này. Cần nhớ rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng lực lượng người Kurd ở đây có liên quan tới vụ đảo chính cách đây không lâu.

Ankara không có ý định nhằm vào bất kỳ ai (Mỹ, Nga và NATO) nhưng rõ ràng lực lượng người Kurd ở đây đang được Mỹ bảo vệ và đây là vị trí địa chính trị chiến lược của Mỹ nên việc này chẳng khác nào tuyên chiến trực tiếp với Mỹ. Có vẻ như các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã nhìn nhận các vấn đề một cách thực tế hơn và họ cần trọng tâm hướng tới mục đích chính của họ.

Có thể họ đã nhận ra rằng, mối quan hệ chính trị với Mỹ trong những thập niên gần. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng nhiều các mối đe doạ từ người Kurd. Mỹ “ve vãn” người Kurd và kích động họ để gây áp lực lên tất cả các nước xung quanh... Theo logic đó dẫn đến sự tăng cường đáng kể sức mạnh, khả năng chiến đấu cho Kurd và hình thành mối đe dọa thực sự đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện nay lực lượng người Kurd đang được Mỹ hỗ trợ và trở thành một lực lượng mạnh. Và điều này sẽ dẫn đến một thỏa thuận đòi độc lập và thành lập một quốc gia thống nhất xung quanh khu vực biên giới các nước Syria, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Và dường như Ankara đã nhận ra điều này và buộc phải hành động ngay.

Và có vẻ như hành động của Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn được Nga ủng hộ. Các máy bay, xe tăng và lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã vào sâu trong Syria mà lực lượng phòng không của Nga không có ý kiến gì. Nhiều chuyên gia cho rằng, có thể sau chuyến thăm giữa hai nhà lãnh đạo của hai nước thì mối quan hệ của họ đã hoàn toàn được cải thiện và vấn đề này đã được đưa vào thảo luận. Hành động như vậy đã được báo trước và Nga hoàn toàn đồng ý.

Hiện nay lực lượng của Nga cùng với quân chính phủ Syria liên tiếp giành được nhiều thắng lợi ở nhiều khu vực khác nhau, điều này cho thấy tầm quan trọng của Nga đồng thời gạt bỏ Mỹ ra khỏi chiến dịch chống khủng bố. Đặc biệt gần đây liên minh gồm Syria, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã hình thành và quyết tâm cùng với Nga ổn định tình hình khu vực.

Mỹ tất nhiên không chịu khuất phục dễ dàng nên đã lợi dụng người Kurd để gây hỗn loạn. Chính vì thế hành động của Thổ Nhĩ Kỳ để tự bảo vệ lợi ích quốc gia hơn là đợi ai đến “nâng đỡ” mình cũng là điều dễ hiểu.

Theo Nguyễn Giang

Đất Việt