1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Thổ Nhĩ Kỳ có dám động binh vào Syria?

Biết rằng phản ứng của kẻ bị dồn vào đường cùng là rất quyết liệt, nhưng của... Nga và Thổ thì hoàn toàn khác nhau.

Bước sang tuần thứ 19 khi Nga tham gia vào cuộc chiến Syria đã chắc chắn một kết luận: Âm mưu lật đổ Tổng thống Assad của Thổ Nhĩ Kỳ, Arabia Saudi, Qatar…bị phá sản.

Vấn đề còn lại là để cứu lực lượng hậu thuẫn bị nhốt trong Aleppo, ngăn chặn đà chiến thắng của YPG, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi, đang phùng mang, trợn mắt đe dọa đưa quân đến Syria tham chiến.

Chúng ta không coi thường 150.000 quân của nhà Saudi và thậm chí đã có 1 chiếc máy bay chiến đấu của họ có mặt tại căn cứ Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng hãy quên chuyện đó bởi đơn giản chỉ là lời đe dọa.

Saudi Arabia đã bị sa lầy trong một cuộc chiến tranh ở Yemen khi với lực lượng mạnh gấp bội nhưng không tài nào “ghi được bàn thắng”. Vì thế triển vọng đưa quân nhà Saudi đến Syria để giành chiến thắng chẳng khác nào họ “cố gắng để đưa các con lạc đà lên mặt trăng”.

Điều cần bàn đến là 18.000 quân, hàng trăm xe tăng, cơ giới của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã áp sát biên giới Syria dưới sự chỉ huy của một Tổng thống như Erdogan với những tuyên bố, hành động cực kỳ gay gắt, hiếu chiến như vừa qua thì liệu họ sẽ tràn qua biên giới?

Thổ Nhĩ Kỳ có dám động binh vào Syria? - 1

Động binh là tự sát!

Sẽ là ngây thơ nếu như cho rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chưa tràn qua biên giới vào lãnh thổ Syria.

Ankara đưa sang 100 hay 1000 quân vào lãnh thổ Syria dưới dạng này hay dạng khác cũng như Nga đưa sang hàng trăm cố vấn hoặc có thể có lực lượng “tình nguyện” như tại Đông Ukraine…là chuyện không ai nghi ngờ về mặt quân sự.

Tuy nhiên, với tình thế của Thổ Nhĩ Kỳ như bây giờ mà công khai động binh tấn công vào PYG hay IS trong lãnh thổ Syria là chuyện không dễ dàng về chính trị và đặc biệt là quân sự.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan vì “mối thách thức an ninh” có thể bất chấp chính trị, nhưng về mặt quân sự, ông ta phải “suy nghĩ 2 lần”.

Về mặt chiến thuật, nếu chỉ đưa lực lượng mặt đất dù 18.000 quân hay hơn cũng không giải quyết được thế trận. Gần 35.000 quân “nổi dậy” các loại mà cũng bị vây chặt trong Aleppo thì 18.000 quân Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ giải quyết xong quân đội của Assad đang lớn mạnh, thiện chiến.

Vì thế, dù có đưa sang đông quân hơn nữa, nếu không có lực lượng không quân hỗ trợ thì so với quân đội Syria được hỗ trợ của không quân Nga cực mạnh, quân chính quy Thổ Nhĩ Kỳ cũng tình trạng như quân “nổi dậy” mà họ đang hậu thuẫn.

Cho nên, tình huống này sẽ rất khó xảy ra và không một ai trong giới quân sự lại liều lĩnh đưa quân đội mình tác chiến trong một bất lợi thế như vậy để làm mồi cho không quân Nga, ngoại trừ không chịu hậu quả khi chiến bại.

Vậy thì Ankara sẽ động binh với tất cả phương tiện sẵn có, như không quân, hải quân? Điều này có nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố chiến tranh với nước Nga?

Tuyên chiến với Nga trong khi NATO đã thẳng thắn tuyên bố rằng “NATO sẽ không can thiệp khi cuộc chiến Nga-Thổ Nhĩ Kỳ nổ ra”, đó là sự tự sát của chính quyền Ankara.

Nga sẽ không đời nào để vuột chiến thắng của mình và họ sẽ quyết tâm để giữ bằng được chiến thắng tới phút chót ngay cả dù NATO vào cuộc. Nga sẵn sàng đáp trả Thổ Nhĩ Kỳ “để bảo vệ lợi ích của mình bằng tất cả các phương tiện sẵn có” như Putin đã cảnh báo là chắc chắn.

Có thể nói, trong mấy ngày qua, khi Aleppo đang sắp thất thủ, PYG đang lợi dụng để thẳng tiến về phía Tây thì Ankara đang mất bình tĩnh và hành động bấn loạn.

Từ việc tuyên bố quyết liệt của Ankara nhưng đầy mâu thuẫn trong việc động binh và hành động ngập ngừng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng tỏ có sự mâu thuẫn giữa giới quân sự và chính trị.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 13/2 đến nay liên tục nã pháo vào PYG, kể cả không kích. Riêng trong ngày 14/2 quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo vào lực lượng Assad tại Latakia (lập tức bị quân Assad phản pháo sâu vào trong lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ), được coi là lần duy nhất.

Điều này chứng tỏ, Thổ Nhĩ Kỳ đang tránh đụng độ với Nga.

Về quan điểm quân sự, đây là một hành động đúng bởi về mặt công khai, Nga không chỉ hậu thuẫn cho quân Assad mà còn đang hợp đồng tác chiến với quân đội Assad, trong khi quân đội Assad chưa thách thức trực tiếp đến an ninh Thổ Nhĩ Kỳ như PYG.

Ankara không chỉ đối đầu với Nga mà còn rơi vào tình trạng đối đầu với đồng minh Mỹ trong vấn đề người Kurd Syria (PYD) mà lực lượng vũ trang của họ là PYG được Mỹ và Nga hậu thuẫn.

Với Mỹ, ông Erdogan tuyên bố, Mỹ phải lựa chọn Thổ Nhĩ Kỳ hoặc là “quân khủng bố” PYG. Và mới đây cố vấn trưởng của Erdogan, ông Seref Malkoc cũng tuyên bố, “nếu Mỹ không coi PYG là khủng bố thì căn cứ không quân của NATO trên Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị đóng cửa” (Today’s Zaman).

Dù tuyên bố của Seref Malkoc bị ông Erdogan bác bỏ ngay sau đó, nhưng nếu như ông Erdogan và cố vấn của ông ta nghiêm túc thì Ankara đang công khai “tống tiền” Mỹ, một siêu cường quốc. Và, nếu thế, thì chắc chắn, “ngày của họ được đánh số”.

Tuy nhiên, dưới chính quyền Ankara đứng đầu là ông Erdogan... thì mọi điều đều có thể xảy ra.

Nga đã đưa tất cả các lực lượng của họ vào trạng thái báo động cao.

Các lực lượng đặc nhiệm hải quân ngoài khơi bờ biển Syria đang được tăng cường. Máy bay SU-35S, máy bay TU-214R đã xuất hiện trên không phận Syria…

Các lực lượng ở căn cứ quân sự Erebuni-Armenia cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 20 km phía Đông Bắc được bổ sung trực thăng chiến đấu…

Một cuộc tập trận quy mô lớn của các lực lượng Không gian vũ trụ mà một số lượng lớn các máy bay đó sẽ được sử dụng trong một cuộc chiến tranh chống lại Thổ Nhĩ Kỳ như SU-34, lực lượng nhảy dù.

Điểm mấu chốt là đơn giản và rõ ràng: Người Nga không đưa ra bất kỳ mối đe dọa nào với Thổ Nhĩ Kỳ mà họ đang chuẩn bị cho chiến tranh. Trong thực tế, bây giờ họ đã sẵn sàng.

Một câu hỏi đặt ra là với một lực lượng quân sự nhỏ bé tại Syria chỉ bằng 1/10 Thổ Nhĩ Kỳ, liệu Nga có chống đỡ nổi một cuộc tấn công phủ đầu vào căn cứ không quân, hải quân, của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ-một lực lượng đông thứ 2 sau Mỹ trong NATO hay không?

Liệu Nga có bảo vệ căn cứ không quân và hải quân bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật?

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm