1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nguy cơ đối đầu quân sự Nga-Thổ ở Syria

Từ tối 17 đến sáng 18/2, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị hai vụ tấn công khủng bố trong nước và một vụ tấn công khác nhằm vào lợi ích của nước này ở Thụy Điển. Ankara lập tức cáo buộc lực lượng người Kurd ở Syria là thủ phạm và phái máy bay sang trả đũa mặc dù chưa có bằng chứng gì rõ ràng.

Đại diện của người Kurd Syria ở Moskva, Rodi Osman ngày 18/2 cho biết Nga hứa bảo vệ người Kurd nếu Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Syria. Ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ của Hải quân Nga đến trợ chiến ở Syria.
Đại diện của người Kurd Syria ở Moskva, Rodi Osman ngày 18/2 cho biết Nga hứa bảo vệ người Kurd nếu Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Syria. Ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ của Hải quân Nga đến trợ chiến ở Syria.

Nơi an ninh nhất ở Thổ bị khủng bố

Tối 17/2, vụ đánh bom kinh hoàng tại thủ đô Ankara đã khiến ít nhất 28 người thiệt mạng và 61 người bị thương, 26/28 người thiệt mạng là quân nhân. Không đầy 24 giờ sau, tại miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ lại xảy ra một vụ nổ khác cũng nhằm vào một đoàn xe quân sự. Ít nhất 7 người đã thiệt mạng, tất cả đều là quân nhân.

Vụ nổ thứ 3 xảy ra nhằm vào Trung tâm Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ ở ngoại ô thủ đô Stockholm (Thụy Điển). Vụ nổ không gây thiệt hại về người nhưng tòa nhà bị phá hủy nghiêm trọng.

Liên quan tới vụ khủng bố thứ nhất, vụ nổ xảy ra cách trụ sở Quốc hội vài trăm mét. Đây là khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt nhất tại thủ đô Ankara, tức là an ninh nhất trên toàn nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Tiếng nổ đã vang dội khắp trung tâm thành phố. Trên hình ảnh được phát lại, người ta có thể thấy làn khói đen to lớn bốc lên từ nơi xảy ra sự kiện. Theo những thông tin ban đầu thì một chiếc xe khách chở quân nhân đã bị tấn công bằng xe gài chất nổ, một số hãng tin nói đến hai, ba xe bị tấn công trên con đường có nhà ở của quân nhân và gia đình họ. Chỉ vài phút sau sự cố, chính quyền đã nhanh chóng xác nhận đây là một vụ khủng bố nhưng không nêu ai là thủ phạm.

Thủ phạm là ai?

Một tuyên bố không dẫn nguồn tin của tờ báo Yeni Safak thân chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ công bố ngày 18/2 cho biết, kẻ đánh bom nhằm vào đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tại thủ đô Ankara làm 28 người thiệt mạng vào đêm 17/2 được xác định là người Syria theo dấu vân tay.

Theo tờ báo này, kẻ đánh bom tên là Salih Necar, thâm nhập vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ lẫn trong đoàn người tị nạn từ Syria. Người này được lấy dấu vân tay khi nhập cảnh và nhờ dấu vân tay đó, cảnh sát nhận diện được Necar.

Cũng theo tiết lộ của tờ báo, chiếc xe được Necar sử dụng để đánh bom được thuê tại thành phố Izmir phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ khoảng hai tuần trước đây. Theo nguồn tin của một quan chức an ninh cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ, có nhiều dấu hiệu chỉ ra rằng, các tay súng người Kurd từ đảng Công nhân người Kurd (PKK) có liên quan tới vụ khủng bố đẫm máu này.

Sở dĩ tình hình Thổ Nhĩ Kỳ trở nên bất ổn như hiện nay là vì từ vài tháng qua họ đã tiến hành các cuộc không kích lực lượng người Kurd và tổ chức IS ở Syria. Những vụ đánh bom tại Thổ Nhĩ Kỳ và những lợi ích của họ ở nước ngoài có thể là sự trả thù của các lực lượng trên.

Do đó, người Kurd và tổ chức Nhà nước Hồi giáo là những đối tượng nghi can hàng đầu trong các vụ tấn công kể trên. Tuy nhiên theo giới chuyên gia, phương thức tấn công – bằng xe gài chất nổ - không phải là phương thức của tổ chức IS, ít ra là trong các cuộc tấn công khủng bố của họ gần đây ở Thổ Nhĩ Kỳ. Còn tấn công các xe chở quân nhân và gia đình họ thì lại không phải phương thức của người Kurd, chỉ nhắm vào quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhưng tránh gây hại dân thường.

Thông tin về nghi can mà tờ báo Yeni Safak đưa ra không được chính thức xác nhận. Đến tối 18/2, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khẳng định chưa có thông tin gì về ai có thể là tác giả vụ khủng bố. Giới quân đội Thổ Nhĩ Kỳ quy trách nhiệm cho đảng Kurdistan PKK. Ngược lại thì đồng chủ tịch đảng PKK, Cemil Bayik, khẳng định không rõ ai là tác giả vụ khủng bố.

Tóm lại thì chưa có thể xác định ai đứng sau vụ khủng bố.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau vụ loạt vụ tấn công ngày 17/2, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã không kích nhiều doanh trại của lực lượng PKK ở miền Bắc Iraq trong nhiều giờ. Khoảng 60 - 70 tay súng PKK, trong đó có nhiều chỉ huy của lực lượng này, đã thiệt mạng.

Không chỉ khiến tình hình trong nước bất ổn, hành động can thiệp quân sự vào Syria cũng đang đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào nguy cơ đối đầu với Nga. Theo nhân định của tờ Le Figaro (Pháp) ra ngày 18/2, trong cuộc chiến Syria rối ren hiện nay, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang ở rất sát một cuộc đụng độ trực tiếp.

Nga thì tấn công lực lượng đối lập với chính quyền Bachar al-Assad tạo điều kiện giành thêm đất cho các nhóm quân người Kurd, lực lượng vẫn bị Ankara coi là mối nguy hiểm chiến lược. Đáp lại, Thổ Nhĩ Kỳ dọa đưa quân can thiệp trên bộ khiến Moskva phải lên tiếng cảnh cáo về một nguy cơ của “chiến tranh thế giới mới”.

Trong khi đó, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria hiện cũng không được đồng minh Mỹ ủng hộ. Lực lượng người Kurd ở Syria bị Ankara coi là khủng bố nhưng lại được Mỹ ủng hộ. Washington muốn Ankara phải ưu tiên mục tiêu chống IS chứ không phải giải quyết thù hằn cá nhân với lực lượng người Kurd, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không nghe và cho đó mới là mục tiêu số một của họ. Điều này đã khiến quan hệ Mỹ-Thổ lục đục thời gian gần đây.

Theo / AFP. AP...

PetroTimes