Thế giới trước nguy cơ giảm phát
(Dân trí) - Khủng hoảng tài chính làm tiêu tan đe dọa lạm phát nhưng lại mở ra một mối đe dọa về một chu kỳ rơi giá kéo dài giá, gây khó khăn cho nhiều lĩnh vực kinh tế.
Theo lời Joseph Stiglitz, kinh tế gia đoạt giải Nobel năm 2001, tuy còn quá sớm để khẳng định là thế giới đã bước vào giai đoạn giảm phát, nhưng đây là một nguy cơ có thực.
Trong khu vực đồng euro, chỉ số giá cả tăng 4% trong tháng 7 vừa qua. Đến tháng 10, nhịp độ nói trên chỉ còn là hơn 3%. Nói cách khác vật giá vẫn tiếp tục leo thang so với cùng thời kỳ năm ngoái.
Về lâu về dài, hiện tượng giảm phát gây nhiều tai hại cho cả các lĩnh vực đầu tư lẫn sản xuất. Khi mà đầu tư và sản xuất đi xuống, thì khâu tiêu thụ cũng bị kéo xuống theo.
Có một bằng chứng là đe doạ giảm phát tại Mỹ ngày càng rõ nét. Theo các thống kê mới nhất, chỉ số giá cả trong tháng 10 vừa qua tại Mỹ đã sụt giảm 1% so với hồi tháng 9. Đây là mức tuột dốc mạnh nhất từ năm 1947 tới nay, trong khi giá xăng đã giảm tới mức kỷ lục mới.
Các nhà kinh tế đã vạch ra một số phương pháp để vực dậy cỗ xe kinh tế của thế giới, trong số này có những điểm chính như là kích thích tiêu thụ nội địa, hạ lãi xuất chỉ đảo để kích cầu và khuyến khích đầu tư, quốc hữu hóa một số doanh nghiệp đang gập khó khăn, khởi động trở lại các kế hoạch cấp nhà hay cho thuê nhà với giá rẻ cho người có thu nhật thấp, khuyến khích nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
Tuy nhiên, một số giải pháp trên không thích hợp nếu thực sự chúng ta đang đứng trước nguy cơ giảm phát.
Nguyễn Viết
Theo AFP