1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thế chiến 2: Liên Xô đổ máu, Mỹ hưởng lợi

Công lao lớn nhất đánh bại phát-xít Đức, giải phóng châu Âu thuộc về Liên Xô. Nhưng Mỹ lại... “đục nước béo cò”, ngồi giữa hưởng lợi lớn nhất.

Dân châu Âu không nắm rõ lịch sử Thế chiến II

Thế chiến II là thảm kịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại khiến hơn 80% cư dân trên địa cầu bị ảnh hưởng vì cuộc chiến tranh này. Số thương vong chung trong Thế chiến II đã vượt quá 60 triệu người. Đây là cuộc xung đột đầu tiên và duy nhất trong lịch sử thế giới có sử dụng vũ khí hạt nhân.

 

Tháng 8 năm 1945, máy bay ném bom Mỹ theo lệnh Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman đã thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Con số nạn nhân, bao gồm cả những nạn nhân bị thiệt hại vì bức xạ trực tiếp trong vụ đánh bom và ảnh hưởng lâu dài sau đó, vẫn chưa thể tính đếm.

 

Đóng góp cơ bản để đánh bại nước Đức phát-xít là chiến công của quân đội Xô-viết, giải phóng khoảng 50% lãnh thổ các quốc gia châu Âu hiện đại, đồng thời so với các đồng minh, quân đội Liên Xô cũng phải gánh chịu tổn thất vô cùng lớn về sinh mạng con người.

 

Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn đã xảy ra ở châu Âu. Một nghiên cứu tiến hành tại Anh, Pháp và Đức, do hãng Anh ICM tiến hành trong khuôn khổ đề án "Sputnik - Quan điểm" đã cho thấy rằng không phải toàn thể công dân của các quốc gia này có hình dung đúng đắn về Thế chiến II.

 

Trong cuộc điều tra xã hội học có 3.000 người tham gia, thuộc độ tuổi và giới tính khác nhau, sinh sống ở những khu vực khác nhau của các nước tham gia Thế chiến II.

 

Tùy thuộc vào quốc gia nơi tiến hành điều tra, từ 19 đến 24% cư dân các nước tham dự khảo sát đã không thể trả lời câu hỏi: Ai đóng vai trò then chốt trong công cuộc giải phóng châu Âu hồi Thế chiến II?

 

Siêu pháo 4 tầng, cỡ nòng 80cm Schwerer Gustav của Đức
Siêu pháo 4 tầng, cỡ nòng 80cm Schwerer Gustav của Đức

 

Chẳng hạn, bình quân chỉ có 13% toàn bộ các đối tượng dự khảo sát công nhận vai trò chủ chốt của Hồng quân Liên Xô trong việc giải phóng châu Âu. Trong đó, số người trả lời như vậy ở Đức là 17%, cao hơn so với hầu hết các nước khác. Trong khi đó, ở Pháp có 8%, ở Anh là 13%.

 

Cư dân Pháp và Đức - theo thứ tự 61% và 52% - cho rằng, vai trò quan trọng nhất trong việc giải cứu châu lục là nhờ vào quân đội Hoa Kỳ.

 

Ở Anh chỉ có 16% số người được hỏi đề cao vai trò của Mỹ và có tới 46% người dân nước này tham gia cuộc khảo sát tin chắc rằng, giữ vai trò chủ chốt trong các trận đánh của Thế chiến II là thuộc về quân đội của Vương quốc Anh.

 

Mỹ:... thực dụng được hưởng lợi

 

Có nhiều đánh giá khác nhau nhưng tựu chúng đều thống nhất ở một điểm, Hồng quân đã giải phóng gần 50% lãnh thổ các nước châu Âu hiện nay, chưa tính phần châu Âu của nước Nga.

 

Tính tổng cộng dân số của các nước châu Âu được Hồng quân giải phóng vào thời điểm đó là hơn 120 triệu người trong 16 quốc gia độc lập. Ngoài ra, Hồng quân Liên Xô còn tham gia cùng với các nước đồng minh giải phóng thêm 6 nước nữa.

 

Để lập được chiến công đó, quân đội và nhân dân xô-viết cũng gánh chịu tổn thất lớn về sinh mạng và của cải so với các nước đồng minh. Hơn 20 triệu người dân Liên Xô đã ngã xuống cho “Ngày chiến thắng phát xít 9-5”, đất nước bị thiệt hại nặng nề về kinh tế.

 

Trong khi đó, Mỹ ung dung ngồi nhìn một mình Liên bang Xô viết chống lại sức mạnh của nước Đức phát xít nhằm để 2 bên đánh nhau đến sức cùng lực kiệt, mãi đến khi cuộc chiến gần tàn Mỹ mới vội vã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật và mở mặt trận thứ 2 ở châu Âu để tranh công với Liên Xô.

 
Xe tăng T-34 của Liên Xô trong Thế chiến thứ 2
Xe tăng T-34 của Liên Xô trong Thế chiến thứ 2

 

Khi đó, quân Đức đã bị hồng quân Liên Xô đánh thiệt hại nặng nề khiến nhiệm vụ của Mỹ trở nên quá dễ dàng. Sự thực dụng đến tàn nhẫn của Mỹ khiến họ hầu như không bị thiệt hại gì trong thế chiến II nhưng lại được tung hô như người hùng và từ đó trở thành một cường quốc trên thế giới.

 

Trong một cuốn sách của mình, chính trị gia người Mỹ Zbigniew Brzezinski từng khẳng định, công lao lớn nhất trong chiến thắng nước Đức, giải phóng nhân loại khỏi ách phát xít phải thuộc về Liên bang Xô-viết của Stalin, là đối thủ ghê gớm của Hitler.

 

Ông Brzezinski đã phải cảm khái thốt lên: "Thật nghịch lý là sự thất bại của phát-xít Đức lại nâng cao vị thế quốc tế của Hoa Kỳ, mặc dù nước Mỹ không hề đóng vai trò quyết định trong chiến thắng quân sự đối với chủ nghĩa phát-xít”.

Tại cuộc họp của ban tổ chức lễ "Chiến thắng", thảo luận về việc chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát xít Đức vào ngày 9 tháng 5 tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từng tuyên bố, những lời nói dối trá về Thế chiến II đã lên đến mức chưa từng thấy.

 

Sự thiếu trung thực của truyền thông Âu-Mỹ về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại được sử dụng cho các mục đích chính trị, nhằm âm mưu xuyên tạc lịch sử, hạ thấp vai trò của Nga với tư cách người kế tục những chiến công lẫy lừng và truyền thống quý báu của Liên bang Xô viết.

 

Tổng thống Nga Putin nói: "Đôi khi không thể nào uốn lưỡi để nhắc lại tất cả những kết luận vô liêm sỉ và những biện luận hoàn toàn sai sự thật ấy. Mục tiêu của họ là rất rõ ràng là làm suy yếu sự hùng mạnh và uy tín của nước Nga hiện đại, phủ nhận tình trạng của Nga với tư cách là quốc gia chiến thắng”.

 

Theo Nhật Nam
Đất Việt