1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thành công của Nga thách thức sự thống trị của Mỹ?

Tờ báo The National Interest cho rằng, kế hoạch và chiến lược phát triển sức mạnh quân sự của Nga thách thức sự thống trị về quân sự của Mỹ.

Liên bang Nga có đủ khả năng có thể đáp trả “Chiến lược mũi nhọn thứ 3" của Mỹ về các cuộc đối đầu với Nga và Trung Quốc. Thông tin này được tờ The National Interest của Mỹ đăng tải trong bài viết với tiêu đề “Bom hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân và tên lửa hạt nhân: Nga lên kế hoạch thách thức sự thống trị của Mỹ về quân sự như thế nào”.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat của Nga là một trong những dự án mới nhất khiến Mỹ và NATO lo ngại. (Ảnh: Wikicommons)
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat của Nga là một trong những dự án mới nhất khiến Mỹ và NATO lo ngại. (Ảnh: Wikicommons)

Theo tác giả bài báo, Nga đã nâng cấp đáng kể lực lượng hạt nhân chiến thuật của mình, chúng bao gồm có các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, bom tự cháy, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo liên lục địa cũng như tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của lớp “đất đối không”. Nói cách khác, các chương trình của Nga nhằm tăng cường lực lượng hạt nhân của mình lên tầm cao mới.

“Việc ưu tiên phát triển các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược của Nga là phản ứng cứng rắn của Nga trước kế hoạch tổng thế của Lầu Năm Góc”, giáo sư Học viện Quốc phòng và Viện nghiên cứu chiến lược (IDSS), ông Michael Raska cho biết.

Nga đang thực hiện việc hiện đại hóa sâu rộng toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của mình cũng như đang tích cực thực hiện các chương trình để có thể chống lại các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, đặc biệt là các hệ thống được triển khai trên lãnh thổ của châu Âu. Ví dụ, Nga đã triển khai tổ hợp tên lửa đạn đạo thế hệ mới RS-24 “Yars” và trang bị trên tàu ngầm “Borey” thuộc dự án 955 loại tên lửa đạn đạo RSM-56 “Bulava”.

Ngoài ra Nga cũng đang nghiên cứu phát triển loại tên lửa đạn đạo có tốc độ tối đa, đến nay ít nhất hai loại sắp hoàn thành: tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn “Sarmat” (RS-28) và hệ thống di động sử dụng nhiên liệu rắn “Frontier” (RS-26). Mục đích tạo ra các sản phẩm mới này nhằm chọc thủng các lá chắn phòng thủ tên lửa tương lai của Mỹ ở châu Âu và trên toàn thế giới.

Ngoài các loại vũ khí, Nga cũng đang thực hiện kế hoạch nâng cấp máy bay ném bom chiến lược Tu-160. “Moscow tích cực tiến hành kế hoạch này nhằm tăng khả năng và hiệu quả của các Lực lượng hạt nhân của Nga và nhanh chóng lập kế hoạch đối phó lại với mối đe dọa mới”, ông Rask cho biết.

Mặt khác Nga cũng không quên việc hiện đại hóa những vũ khí thông thường và phát triển theo hướng này sẽ “đi trên con đường” giống với Hoa Kỳ. “Công nghệ của Nga trong một số lĩnh vực vẫn còn đang ở trong giai đoạn đầu phát triển”, ông Rask khẳng định. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực khác, bao gồm vũ khí năng lượng cao, tàu ngầm không người lái, railgun, máy bay siêu thanh Nga đã đạt được nhiều thành tựu và thậm chí vượt qua Mỹ.

Ông cũng nêu ra định hướng và kế hoạch ưu tiên, tập trung phát triển công nghệ quân sự của Nga nhằm cản bước Mỹ, bao gồm:

Thứ nhất, hệ thống robot được điều khiển từ xa, bao gồm cả UAV và cũng như xe chiến đấu của Lục quân Nga, hiện chúng đang trải qua giai đoạn thử nghiệm.

Thứ hai, các tổ hợp phòng không và phòng thủ chống tên lửa hiện đại sẽ có bán kính hoạt động lớn nhằm bảo vệ và chiếm ưu thế trên không.

Thứ ba, máy bay tiêm kích hiện đại, có khả năng đối đầu và giành ưu thế trên không trước các máy bay thế hệ thứ 5 của kẻ thù.

Thứ tư, vũ khí siêu thanh như là trang bị chính của hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa trong tương lai và cuối cùng tập trung tạo ra vũ khí năng lượng lớn.

Chiến lược và các kế hoạch của Nga đã và đang đưa nước này trở thành một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, đe dọa vị trí của Mỹ. Với chiến lược hợp lý này Moscow đã và đang thể hiện tầm ảnh hưởng của mình đối với thế giới.

Theo Chí Huy

Đất Việt