1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tàu thăm dò mặt trăng của Trung Quốc bị chê là “hàng nhái”

(Dân trí) - Với tham vọng đưa tàu thăm dò lên thám hiểm mặt trăng, Trung Quốc tự thiết kế robot của riêng mình. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, của cỗ máy này có nhiều chi tiết bên ngoài giống với các robotcủa Mỹ và Liên Xô cũ một cách lạ kỳ.

Tàu thăm dò của Trung Quốc lai tạp thiết kế của Mỹ và Liên Xô cũ
Tàu thăm dò của Trung Quốc lai tạp thiết kế của Mỹ và Liên Xô cũ

Việc Trung Quốc dự định phóng tàu thăm dò mặt trăng đầy tham vọng vào tháng 12 tới hẳn sẽ khiến không ít người của quốc gia này tự hào, nhưng với một số nhà khoa học, ít nhất là một vài người từng được trực tiếp tham gia vào dự án, nó không mấy đáng vui vẻ.

Chiếc tàu thăm dò này, theo các nhà khoa học trên, không có nhiều điểm đổi mới về công nghệ nhưng lại “vay mượn” một cách nặng nề những thiết kế của Mỹ và Liên Xô cũ.

Một phần nó giống mới tàu Opportunity của NASA vốn đã đáp xuống sao Hỏa cách đây gần 10 năm. Từ những tấm pin năng lượng mặt trời phẳng ở trên lưng, tới các camera trước có cổ dài, và một cánh tay robot được đặt ở ngực trước.

Chỉ có những bánh xe của con tàu này là khác Opportunity. Nhưng thực chất sự khác biệt đó không hề mới mẻ mà dường như đã có một sự “vay mượn” nữa thiết kế bánh xe của Lunokhod 1 - tàu thăm dò mặt trăng đầu tiên do Liên Xô phóng lên năm 1970.

Một số nhà khoa học trực tiếp tham gia thiết kế cỗ robot cho biết phiên bản Trung Quốc là một sự vay vượn.

“Có những sự tương đồng không thể chối cãi”, giáo sư Wen Guilin, đến từ đại học Hồ Nam khẳng định với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.

Cỗ máy của Trung Quốc “đã vay mượn một cách nặng nề từ các nước khác, đặc biệt là Mỹ. Rất nhiều thứ đã được lấy từ thiết kế thành công và ổn định của tàu thăm dò sao Hỏa”, ông Wen nói tiếp.

Thi chọn thiết kế rồi…bỏ đi

Thực ra Trung Quốc không phải không nỗ lực đi tìm thiết kế cho riêng mình. Năm 2005 chính phủ nước này đã yêu cầu toàn bộ các trường đại học và viện nghiên cứu đủ năng lực đề xuất các thiết kế cho tàu thăm dò này. Khi đó họ khẳng định người chiến thắng sẽ được chọn thông qua một quá trình minh bạch và công bằng.

Đây là lần đâu tiên cơ quan vũ trụ đầy bí mật - do quân đội quản lý - đã mời các nhà khoa học dân sự tham gia một chương trình thám hiểm lớn.

Rất nhiều đại học hàng đầu đã lập ra những đội nghiên cứu đặc biệt, gồm những chuyên gia giỏi nhất và đề xuất những mẫu thiết kế sáng tạo. Đội của ông Wen đã đưa ra thiết kế tàu thăm dò với chỉ 4 bánh xe nhưng có khả năng chuyển hướng tốt hơn trên nền đất gồ ghề.

Nhưng cuối cùng các nhà khoa học đều thất vọng bởi thiết kế cuối cùng lại mang đậm đường nét Mỹ.

Zhu Jihong, một giáo sư về robot từng đại diện cho đại học Thanh Hoa tham gia cuộc thi cho biết, kết quả đã khiến sự nhiệt huyết đổi mới của giới khoa học Trung Quốc tan biến.

“Ban đầu họ nói rằng khuyến khích những ý tưởng mới mẻ. Thực chất họ thậm chí còn không thèm đưa ra thông báo hay có bất kỳ phản hồi nào cho chúng tôi”, ông Zhu nói. “Chúng tôi sẽ không tham gia bất kỳ hoạt động nào dính đến quân đội trong tương lai”.

Giáo sư Cao Qixin cùng đội của ông tại đại học Jiaotong, Thượng Hải đã tham dự với một mẫu thiết kế giống hình con nhện. Nhưng ông không ngạc nhiên với quyết định từ ban tổ chức.

Không giống các chương trình vũ trụ của Mỹ và phương Tây, chương trình của Trung Quốc không tập trung vào thúc đẩy sự phát triển công nghệ, công Cao nhận xét.

“Bạn có thể thấy những nước khác thất bại với chương trình vũ trụ của mình, nhưng các chương trình của Trung Quốc hầu như luôn hoàn hảo”, ông Cao nói. “Chúng tôi chỉ tin những công nghệ và thiết bị đã được kiểm định. Chúng có thể không hiện đại nhưng luôn đảm bảo thành công”.

Thanh Tùng
Theo SCMP