1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tàu ngầm Trung Quốc nằm phục dưới lòng Biển Đông

Theo The Washington Post ngày 13/4, hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian qua là để che giấu lực lượng tàu ngầm tại đây.


Căn cứ tàu ngầm Trung Quốc tại đảo Hải Nam.  (Ảnh: Facebook)

Căn cứ tàu ngầm Trung Quốc tại đảo Hải Nam. (Ảnh: Facebook)

Tham vọng hiện nay của Trung Quốc kiểm kiểm soát (phi pháp) toàn bộ Biển Đông, phần nào là để xây dựng "công sự/nơi ẩn náu" cho tàu ngầm của họ, khu vực này là một vùng biển có độ sâu trên 2.400 m và rãnh biển có thể giúp tàu ngầm ẩn náu.

The Washington Post dẫn dẫn lời của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift, tàu ngầm là "tài sản rất có giá trị".

Là một phần của tư tưởng "chống can thiệp/chống tiếp cận", tên lửa phòng không và các vũ khí khác triển khai ở khu vực này nhằm ngăn chặn các hành động của quân đội đối phương, nhưng tàu ngầm thường không bị ảnh hưởng như các tàu chiến mặt nước và máy bay chiến đấu, bởi vì chúng lặn ở dưới mặt biển.

Đô đốc Scott Swift cho biết: "Một khi xảy ra xung đột, ở khu vực – nơi các tàu chiến mặt nước và lực lượng đường không sẽ tranh đoạt mạnh mẽ này, tàu ngầm sẽ gia tăng khả năng can dự khu vực này một cách không hạn chế".

Ngay trước khi Mỹ đưa ra tuyên bố này, tờ Sydney Morning Herald cũng có tuyên bố tương tự khi cho rằng Trung Quốc đang khuấy động Biển Đông một phần nhằm che giấu bí mật dưới lòng biển.

Hiện nay, Trung Quốc có đội tàu ngầm khá hùng hậu không thua kém bất kỳ cường quốc quân sự nào, trong đó có nhiều tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo.

Trung Quốc muốn phát triển và nâng khả năng tác chiến của đội tàu này, và nhận định không đâu tốt bằng Biển Đông để cho các tàu này trú ngụ. Điều đáng nói là pháo đài dưới lòng biển này được Bắc Kinh tính toán khá kỹ, không để nước khác phát hiện dù từ trên cao.

“Biển Đông quả thật là nơi tốt để che giấu tàu ngầm của Trung Quốc”, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia an ninh đang giảng dạy tại trường Đại học New South Wales phát biểu với Sydney Morning Herald.

Biển Đông có độ sâu hàng ngàn mét, dưới đáy biển còn có những rặng núi đá rất lý tưởng để tàu ngầm trú ngụ mà không dễ bị phát hiện.

Theo giáo sư Thayer, Bắc Kinh xem Biển Đông là một loại tài sản có giá trị chiến lược vì nó bảo vệ sườn phía nam của Trung Quốc, nơi có căn cứ tàu ngầm ở Tam Á (thuộc đảo Hải Nam). Hải quân Trung Quốc đã xây dựng hệ thống đường hầm dưới nước để dẫn dắt tàu ngầm ra vào, kể cả tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.

Tính đến năm 2014, Trung Quốc đã chế tạo được 56 tàu ngầm tấn công, trong số này có 5 chiếc sử dụng năng lượng hạt nhân và ít nhất 3 chiếc có khả năng phóng tên lửa đạn đạo. Bắc Kinh có kế hoạch phát triển thêm 5 chiếc nữa, theo báo cáo của Lầu Năm Góc hồi năm 2014.

Trong một cuộc họp báo ở Washington hồi tháng 4/2015, một tướng hải quân Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang theo dõi chặt chẽ tàu ngầm của Trung Quốc.

“Bất kỳ quốc gia nào phát triển vũ khí hạt nhân và các bệ phóng có thể vươn tới Mỹ đều nằm trong sự quan tâm của tôi”, Đô đốc William Gortney, Chỉ huy Hạm đội Bắc Mỹ nói.

Đô đốc Gortney cho biết, Trung Quốc có chính sách “không ưu tiên” vũ khí hạt nhân, (tức không sử dụng hạt nhân để chế tạo vũ khí – NV), “điều đó khiến tôi cảm thấy yên tâm một chút”.

Theo Ngọc Hòa

Báo Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm