1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tàu ngầm Indonesia "sánh ngang" với tàu các nước trong khu vực

(Dân trí) - Năng lực của các tàu ngầm Indonesia giờ đây ngang tầm với tàu của của các quốc gia trong khu vực sau khi được nâng cấp tại Hàn Quốc, Tư lệnh Hải quân Indonesia Soeparno tuyên bố.

 
Tàu ngầm Indonesia "sánh ngang" với tàu các nước trong khu vực - 1

Malaysia hiện có 2 tàu ngầm và đã ký hợp đồng mua thêm 3 chiếc nữa.

Ông Soeparno đưa ra tuyên bố trên tại một buổi lễ hôm qua để chào đón sự trở lại của tàu ngầm KRI Nanggala 402 sau khi hoàn tất quá trình đại tu kéo dài 24 tháng tại tập đoàn đóng tàu và công trình biển Daewoo (DSME) ở Busan, Hàn Quốc.

Được chế tạo năm 1981 bởi hãng đóng tàu Đức Howaldtswerke-Deutsche Werf ở Kiel, KRI Nanggala là tàu ngầm thứ 2 được nâng cấp tại nhà máy của DSME sau KRI Cakra 401 hồi năm 2006.

“Với việc hoàn thành cuộc đại tu, giờ đây năng lực của các tàu ngầm Indonesia đã ngang ngửa tàu ngầm do các nước giềng triển khai”, ông Soeparno nói.

Malaysia có 2 tàu ngầm lớp Scorpene do Pháp chế tạo. Singapore vận hành 4 tàu ngầm lớp Challenger và 2 tàu ngầm lớp Archer được mua của Hải quân Thuỵ Điển.

Trong khi đó, Australia vận hành 6 tàu ngầm lớp Collins được chế tạo dưới sự hợp tác với Thuỵ Điển. Australia cũng sẽ hiện đại hoá hạm đội tàu ngầm bằng việc chế tạo 12 chiếc mới lớn hơn vẫn do Thuỵ Điển trợ giúp. Việt Nam sẽ bắt đầu nhận 4 tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo từ năm 2015.

Sau khi được nâng cấp, tàu ngầm KRI Nanggala giờ đây có thể lặn xuống độ sâu 257m với vận tốc tối đa 46km/h, tăng so với vận tốc 40km/h trước đó.

KRI Nanggala, nặng 1.395 tấn, cũng có thể bắn 8 ngư lôi cùng lúc nếu cần. Việc nâng cấp hệ thống quản lý chiến đấu (CMS) cho phép nó phóng các tên lửa nhằm vào các mục tiêu trên bộ hoặc trên không.

Bộ Quốc phòng Indonesia cũng đã ký một thoả thuận với DSME nhằm mua 3 tàu ngầm trị giá 1 tỷ USD. 2 tàu ngầm đầu tiên sẽ được đóng tại Busan, trong khi chiếc thứ ba được chế tạo tại Indonesia thông qua một cơ chế chuyển giao công nghệ.

Các kỹ sư Indonesia cũng sẽ tham gia vào việc chế tạo 2 tàu ngầm đầu tiên.

An Bình
Theo Jakarta Post

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm