1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tàu hỏa trong đời sống Nhật Bản

Mỗi ngày, gần 60 triệu người đi bằng tàu hỏa ở Nhật Bản. Vì vậy, vụ tai nạn hôm qua là cú sốc với quốc gia luôn tự hào về tính hiệu quả và an toàn của ngành đường sắt.

Nó cũng gây ra mối lo lắng cho những người sử dụng tàu hoả để đi lại.

 

Cuộc điều tra đang diễn ra tập trung vào hai khía cạnh trong độ an toàn vốn được coi là mẫu mực của hệ thống đường sắt Nhật Bản. Đó là đào tạo và công nghệ.

 

Vai trò của lái tàu sẽ được xem xét kỹ lưỡng vì các nhân chứng cho hay anh ta đã vượt qua ga trước và buộc phải quay lại để cho hành khách xuống tàu. Theo những người sống sót, đoàn tàu có vẻ như đi quá nhanh ở một khúc cua trước khi 4 toa tàu bị trật đường ray.

 

Nếu tốc độ là nguyên nhân gây tai nạn duy nhất, thì phụ trách an toàn công ty chủ tàu West Japan Railway Co. (JR) Tsunemi Murakami ước tính đoàn tàu đã chạy với tốc độ 133 km/h, trong khi tốc độ tối đa cho phép tại nơi xảy ra vụ tai nạn là 70 km/h.

 

Ngoài ra, cơ chế tự động của đoàn tàu có thể chưa đủ tinh vi để phát hiện điều này. Theo các hãng thông tấn Nhật Bản, hệ thống cảnh báo tự động ở đoạn đường ray đó ở vào loại cổ lỗ nhất đất nước.

 

Đào tạo

 

Các bản tin cũng tập trung vào độ tuổi khá trẻ của lái tàu - mới 23 tuổi với 11 tháng kinh nghiệm. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng có khả năng anh ta đã trải qua một khoá huấn luyện gắt gao.

 

 Đường sắt đóng vai trò quan trọng vì đa số dân chúng sử dụng loại hình giao thông này. Lãnh thổ Nhật Bản dài, hẹp, 70% địa hình là núi non. Các thành phố chính tập trung ở vùng duyên hải. Những khu vực này không có đủ chỗ cho đường bộ để toàn bộ, nếu không nói là hầu hết người lao động Nhật Bản sử dụng.

 

Theo Yoshihiko Sato, biên tập viên Nhật Bản của International Railway Journal, một người Nhật trung bình đi 130 chuyến tàu mỗi năm. Con số này tăng thêm 14 chuyến ở những thành phố lớn như Tokyo và Osaka.

Christopher Hood, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản Cardifff, thông thường, lái tàu ở đất nước mặt trời mọc bắt đầu làm việc sau khi tốt nghiệp trung học, tức 18 tuổi, hoặc 22 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học. 

 

Lái tàu Nhật Bản thường làm việc ở các vị trí khác trong ngành đường sắt rồi mới lái tàu. "Họ muốn đảm bảo rằng tất cả các lái tàu quen với mọi khía cạnh trong công việc", Murray Hughes, biên tập viên Railway Gazette International, nhận xét.

 

Với những người nước ngoài, ngành đường sắt Nhật Bản nổi tiếng với tàu siêu tốc, thường gọi là "shinkansen". "Shinkansen" bắt đầu chạy từ tháng 10/1964, nhưng chỉ có tuyến nối các thành phố lớn. Vì vậy, những người đi tàu bình thường phải sử dụng tàu tốc hành, bán tốc hành và tàu thường.

 

Một số chuyến đi khá mệt mỏi vì tàu địa phương thường đi chậm, lại phải đổi tàu. Tuy nhiên, các chuyến tàu luôn đúng giờ. Trên thực tế, các lái tàu Nhật Bản chịu áp lực bù đắp những khoảng thời gian bị mất nếu họ đến muộn, thậm chí là mất việc làm.

 

Theo Nguyễn Hạnh

Vnexpress/BBC

Dòng sự kiện: Tai nạn tàu ở Nhật

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm