1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Tàu chiến thế hệ mới của Mỹ tại Singapore đã sẵn sàng chiến đấu

(Dân trí) - Tàu tác chiến cận bờ mới nhất của Mỹ được triển khai tại Đông Nam Á đã sẵn sàng chiến đấu, theo một quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ, sau một loạt sự cố kỹ thuật làm dấy lên nghi ngờ về khả năng của loại tàu nhằm hoạt động hiệu quả trong các vùng nước nông ven biển.

Tàu chiến USS Coronado của Mỹ phóng tên lửa trong tập trận RIMPAC 2016


Tàu chiến USS Coronado của Mỹ tại căn cứ hải quân Changi tại Singapore. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Tàu chiến USS Coronado của Mỹ tại căn cứ hải quân Changi tại Singapore. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Chuẩn Đô đốc Don Gabrielson, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm 73 của Mỹ và là điều phối viên khu vực Singapore, cho hay tàu tác chiến cận bờ (LCS) USS Coronado “đã sẵn sàng làm nhiệm vụ của mình”, nói thêm rằng các vấn đề hoạt động, bảo dưỡng, thiết kế và huấn luyện của tàu đã được giải quyết.

“Mọi con tàu đều có các vấn đề bảo dưỡng. Bất kể khi nào bạn nhận một tàu thuộc lớp mới và có mô hình mới để quản lý tàu và huấn luyện thủy thủ đoàn, sẽ có những điều bạn cần học hỏi... Con tàu đã vượt Thái Bình Dương để tới đây”, ông Gabrielson nói khi có mặt trên tàu tại Singapore hôm 16/10.

Coronado là tàu chiến ven bờ lớp Independence đầu tiên được Mỹ triển khai tới khu vực Đông Nam Á trên cơ sở luân phiên. Nó khoang buồng lái rộng hơn các tàu LCS khác và chứa nhiều nhiên liệu hơn. Tàu sẽ sử dụng Singapore là trung tâm bảo dưỡng và tiến hành tập trận với các quốc gia trong khu vực.

Các tàu LCS, được thiết kế cho các vùng nước nông ven biển bao quanh nhiều đảo và bãi cạn ở Đông Nam Á, là mũi nhọn trong chính sách tái cân bằng quân sự của Mỹ trong khu vực, một phần quan trọng trong nỗ lực của chính quyền Obama nhằm đối phó với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, các tàu này đã đối mặt với các sự cố kỹ thuật, và Hải quân Mỹ giờ đây đang tính chuyện điều chỉnh chương trình trị giá 29 tỷ USD.

Hai tàu LCS đầu tiên đã gặp các sự cố về hệ thống đẩy, hồi tháng 12 năm ngoái với tàu Milwaukee và tháng 1 năm nay với tàu Fort Worth. Sau đó, Fort Worth đã phải nằm tại cảng ở Singapore trong 8 tháng. Thêm 2 tàu khác gặp trục trặc hồi tháng 7 và 8.

Tuy nhiên, ông Gabrielson khẳng định các vấn đề liên quan tới chuyện bảo dưỡng của LCS không ảnh hưởng tới sự hiện diện của Mỹ ở Đông Nam Á. “Có nhu cầu rất lớn về LCS tại tất cả các quốc gia ở đây, xét về mặt huấn luyện và hội nhập”, Chuẩn Đô đốc Gabrielson nói.

Mỹ đang đặt mục tiêu có 4 tàu LCS tại Đông Nam Á trong những năm tới, ông Gabrielson cho biết. Nhưng ông này cũng nhấn mạnh rằng sự hiện diện của LCS không nhằm gửi thông điệp tới Trung Quốc. “Đó không phải là thông điệp đối với bất kỳ ai ngoài việc những gì diễn ra tại khu vực này có ảnh hưởng tới cả thế giới”.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, nơi sự tăng cường quân sự và hoạt động cải tạo đất của Bắc Kinh đã gây tăng thẳng với các quốc gia Đông Nam Á. Sự bành trướng của Trung Quốc cũng làm gia tăng bất đồng với Mỹ giữa lúc hai cường quốc cạnh tranh sự ảnh hưởng ở tây Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen hồi đầu tháng này cảnh báo rằng sự gia tăng xung đột ở Biển Đông nằm ở các tàu phi quân sự, trong bối cảnh Trung Quốc triển khai thêm các tàu tuần duyên được vũ trang hạng nặng tới các vùng biển tranh chấp.

Singapore, Mỹ và các quốc gia trong khu vực đã cánh báo rằng việc sử dụng tàu cá và tàu tuần duyên nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển Đông có thể làm gia tăng nguy cơ xung đột. Trung Quốc đã sử dụng cái gọi là hạm đội vỏ trắng để xua đuổi các tàu, trong đó có các tàu cá của các quốc gia khác, khỏi các khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền.

An Bình

Theo Bloomberg, Stripes