1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tân Thủ tướng Nhật Bản và thách thức "vẹn cả đôi đường" trong cạnh tranh Mỹ-Trung

Đáp án cho bài toán cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc sẽ là một thách thức không nhỏ cho tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.

Học giả người Nhật Yoshikazu Kato - Phó Giáo sư tại Viện châu Á Toàn cầu, Đại học Hong Kong vừa có bài phân tích trên tờ South China Morning Post về cách giải bài toán 'vẹn cả đôi đường' trong căng thẳng Mỹ-Trung của tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.

Tân Thủ tướng Nhật Bản và thách thức vẹn cả đôi đường trong cạnh tranh Mỹ-Trung - 1

Ông Suga Yoshihide (Ảnh: Kyodo)

Trong bối cảnh quan hệ của Nhật Bản với Mỹ và Trung Quốc có bản chất khác nhau, ưu tiên hàng đầu của tân Thủ tướng Nhật Bản là duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Washington. Đồng thời, ông Suga Yoshihide sẽ vẫn thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc, đặc biệt là hợp tác kinh tế, mặc dù các vấn đề như Hong Kong hay tranh chấp ở Biển Hoa Đông vẫn được coi là rào cản cho quan hệ song phương.

Tiếp nối di sản ngoại giao

Một trong những đóng góp của cựu Thủ tướng Abe Shinzo cho Nhật Bản và khu vực là xây dựng mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời cải thiện mối quan hệ chính trị, kinh tế và giao lưu nhân dân với Trung Quốc. Trong kỷ nguyên mới của sự cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, “vẹn cả đôi đường” với hai cường quốc tiếp tục là thách thức ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản.

Nhật Bản, Hàn Quốc sớm hoàn tất đàm phán Nhật Bản, Hàn Quốc sớm hoàn tất đàm phán 'mở cửa' cho du khách ngắn hạn và dài hạn
Chính quyền của tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ tiếp tục những di sản của người tiền nhiệm Abe Shinzo. Ông Suga được cho là sẽ cố gắng hoàn thành công việc của ông Abe trong việc nâng cao ảnh hưởng quốc tế của đất nước. Ông Suga đã bắt đầu thiết lập những chương trình nghị sự ngoại giao, bao gồm việc gọi điện cho Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình, trấn an Mỹ về tầm quan trọng của liên minh an ninh và khẳng định với Trung Quốc về sự cần thiết của việc ổn định mối quan hệ láng giềng của hai cường quốc Đông Bắc Á.

Theo một cuộc khảo sát của tờ Asahi (Nhật Bản), nội các mới của ông Suga có tỷ lệ tán thành là 65%, cao hơn mức 59% mà nội các của ông Abe nhận được khi ông bắt đầu nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai vào tháng 12/2012. Đây là những tín hiệu tích cực đầu tiên cho tân Thủ tướng 71 tuổi bởi sự ủng hộ của người dân là điều không thể thiếu để thực hiện chính sách ngoại giao nhất quán.

Kỳ vọng vào Mỹ

Ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Nhật Bản sẽ là duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Tổng thống Trump. Trong vài năm gần đây, liên minh Mỹ-Nhật phụ thuộc vào mối quan hệ tốt đẹp giữa ông Trump và ông Abe. Một điều không chắc chắn hiện nay là điều gì sẽ xảy ra với liên minh và khu vực nếu ông Suga không thể duy trì mối quan hệ tích cực với ông Trump, trong trường hợp đương kim Tổng thống Mỹ chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới.

Ông Suga đã từng đến thăm Mỹ vào tháng 5/2019 và gặp Phó Tổng thống Mike Pence cùng Ngoại trưởng Mike Pompeo. Không có lý do gì ông Suga sẽ làm xấu đi mối quan hệ với ông Trump. Nếu quan hệ với Mỹ xấu đi, Washington có thể yêu cầu Tokyo đảm nhận những trách nhiệm lớn hơn trong liên minh, chẳng hạn như trả chi phí cho quân đội Mỹ ở Nhật. Tất nhiên, Nhật Bản không thích điều này.

Nếu ông Trump giành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ hai, ông có thể hành xử đơn phương hơn khi “người bạn” Abe không còn tại nhiệm. Ông Trump đã từng tin tưởng ông Abe và tìm kiếm ý kiến của ông Abe về các vấn đề khu vực và toàn cầu như quan hệ với Trung Quốc, cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Triều Tiên. Tổng thống Trump không còn làm việc với ông Abe và do đó, có thể trở nên “hướng nội” hơn.

Xử lý bài toán căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, Nhật Bản chọn Xử lý bài toán căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, Nhật Bản chọn 'im hơi lặng tiếng'?
Điều này sẽ tạo ra nhiều bất ổn hơn cho chính sách đối ngoại của Nhật Bản, bao gồm cả trong quan hệ với Trung Quốc. Một nước Mỹ đáng tin cậy và có trách nhiệm luôn là lý tưởng nhất đối với Nhật Bản trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Giới chuyên gia nhận định, ông Suga nhiều khả năng cho rằng, các lựa chọn ngoại giao của ông Biden có thể phù hợp hơn với lợi ích quốc gia của Nhật Bản. Tư duy của giới hoạch định chính sách Tokyo là những ưu tiên ngoại giao của ông Biden sẽ là củng cố các liên minh khu vực và toàn cầu đồng thời đưa ra quan điểm về quyền con người, chủ nghĩa đa phương dựa trên quy tắc và giá trị cũng như tính toàn vẹn của các nền dân chủ tự do.

Nếu ông Biden thắng, Nhật Bản có thể đưa Mỹ trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), giờ đây đã chuyển thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các nỗ lực chung khác có thể bao gồm thúc đẩy Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương với Ấn Độ, Australia và có thể là các quốc gia Đông Nam Á. Nhật Bản và Mỹ có thể cùng tham vấn để đạt sự đồng thuận trong việc phản ứng và đưa ra cách tiếp cận, hướng phối hợp đối phó với Trung Quốc trong các vấn đề an ninh khu vực như Biển Đông, hay Biển Hoa Đông.

“Vẹn đường” với Bắc Kinh

Trong khi sẵn sàng thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ kinh tế và hợp tác kinh doanh, tân Thủ tướng Nhật Bản Suga, giống như người tiền nhiệm Abe, sẽ phản ứng lại các hành động của Trung Quốc theo những nguyên tắc nhất định.

Ngoài quan hệ kinh tế, vấn đề Triều Tiên còn là động lực để ông Suga cải thiện quan hệ Nhật-Trung. Các quan chức cấp cao thân cận với Suga đã đề nghị Thủ tướng coi việc giải quyết vụ Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản trong quá khứ là một trong những di sản chính trị tiềm năng lớn nhất của ông, nhưng ông cần sự giúp đỡ của Bắc Kinh để đàm phán với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Nhật Bản sẽ không muốn một cuộc đối đầu, đặc biệt là một cuộc đối đầu quân sự, giữa đồng minh chiến lược và đối tác kinh tế lớn nhất của mình. Tuy nhiên, Nhật Bản phải chấp nhận rằng cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung vẫn tồn tại và sẽ tiếp tục như vậy trong nhiều năm tới.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm