Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nhận nhiệm vụ
Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Bruce Shear đã đến Hà Nội ngày 20-8 để nhận nhiệm vụ. Ông thay thế Đại sứ Michael Michalak, người đã rời Việt Nam hồi tháng 2 vừa qua sau khi mãn nhiệm.
Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Bruce Shear.
Là đại sứ thứ 5 tại Việt Nam sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995, ông David Shear đã tuyên thệ nhậm chức Đại sứ Mỹ tại Việt Nam vào ngày 4-8-2011. Ông là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp có rất nhiều kinh nghiệm và chuyên về khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Phát biểu khi đến Hà Nội, Đại sứ David Shear nói: “Tôi mong đợi nhiệm vụ mới của mình với tư cách là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Mỹ và Việt Nam đã đạt được tiến bộ lớn trong hợp tác song phương và trong khu vực những năm gần đây. Tôi hy vọng sẽ phát triển tiến bộ đó thông qua quan hệ chặt chẽ với các đối tác Việt Nam”.
Tân Đại sứ nói rằng ông rất phấn khởi khi tới Hà Nội nhận nhiệm vụ. Ông gửi lời chào đến Việt Nam bằng tiếng Việt với chất giọng truyền cảm: “Một phần công việc đại sứ sẽ là tăng cường hợp tác giữa hai chính phủ Mỹ và Việt Nam. Nhưng một phần quan trọng hơn trong công việc của tôi là tăng cường quan hệ gắn bó giữa hai dân tộc của chúng ta”.
Đại sứ David Shear mong muốn tìm hiểu mọi điều về văn hóa và lịch sử Việt Nam. “Tôi muốn đi khắp Việt Nam và gặp gỡ mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội”- ông nói. Đại sứ cũng tiết lộ rằng ông thích ẩm thực và chắc chắn sẽ tìm hiểu về các món ăn của Việt Nam. Ông cho biết đã cùng vợ đi ăn tại một tiệm của người Việt ở thủ đô Washington DC để thưởng thức món cá kho tộ.
Sự nghiệp của Đại sứ David Shear tại Bộ Ngoại giao bắt đầu khi gia nhập ngành ngoại giao Mỹ năm 1982 và đã từng làm việc tại Sapporo và Tokyo (Nhật Bản), Bắc Kinh (Trung Quốc), và Kuala Lumpur (Malaysia).
Tại Washington, ông đã làm việc trong Văn phòng Các vấn đề về Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và là Trợ lý đặc biệt cho Thứ trưởng phụ trách các vấn đề chính trị. Ông là Giám đốc Văn phòng về Trung Quốc và Mông Cổ trong các năm 2008-2009 và làm Phó Trợ lý Bộ trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương năm 2009-2011.
Đại sứ David Shear đang học tiếng Việt và nói thành tạo tiếng Trung Quốc, Nhật Bản. Đại sứ David Shear và phu nhân Barbara đều xếp hạng nhất thực hành Kiếm đạo Nhật Bản (Kendo). Gia đình ông có một con gái đang học đại học.
Phát biểu khi đến Hà Nội, Đại sứ David Shear nói: “Tôi mong đợi nhiệm vụ mới của mình với tư cách là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Mỹ và Việt Nam đã đạt được tiến bộ lớn trong hợp tác song phương và trong khu vực những năm gần đây. Tôi hy vọng sẽ phát triển tiến bộ đó thông qua quan hệ chặt chẽ với các đối tác Việt Nam”.
Tân Đại sứ nói rằng ông rất phấn khởi khi tới Hà Nội nhận nhiệm vụ. Ông gửi lời chào đến Việt Nam bằng tiếng Việt với chất giọng truyền cảm: “Một phần công việc đại sứ sẽ là tăng cường hợp tác giữa hai chính phủ Mỹ và Việt Nam. Nhưng một phần quan trọng hơn trong công việc của tôi là tăng cường quan hệ gắn bó giữa hai dân tộc của chúng ta”.
Đại sứ David Shear mong muốn tìm hiểu mọi điều về văn hóa và lịch sử Việt Nam. “Tôi muốn đi khắp Việt Nam và gặp gỡ mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội”- ông nói. Đại sứ cũng tiết lộ rằng ông thích ẩm thực và chắc chắn sẽ tìm hiểu về các món ăn của Việt Nam. Ông cho biết đã cùng vợ đi ăn tại một tiệm của người Việt ở thủ đô Washington DC để thưởng thức món cá kho tộ.
Sự nghiệp của Đại sứ David Shear tại Bộ Ngoại giao bắt đầu khi gia nhập ngành ngoại giao Mỹ năm 1982 và đã từng làm việc tại Sapporo và Tokyo (Nhật Bản), Bắc Kinh (Trung Quốc), và Kuala Lumpur (Malaysia).
Tại Washington, ông đã làm việc trong Văn phòng Các vấn đề về Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và là Trợ lý đặc biệt cho Thứ trưởng phụ trách các vấn đề chính trị. Ông là Giám đốc Văn phòng về Trung Quốc và Mông Cổ trong các năm 2008-2009 và làm Phó Trợ lý Bộ trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương năm 2009-2011.
Đại sứ David Shear đang học tiếng Việt và nói thành tạo tiếng Trung Quốc, Nhật Bản. Đại sứ David Shear và phu nhân Barbara đều xếp hạng nhất thực hành Kiếm đạo Nhật Bản (Kendo). Gia đình ông có một con gái đang học đại học.
Theo Phạm Dương
Người lao động