Sức mạnh quân sự khủng khiếp của Nhật Bản
Nhật Bản tập trung phát triển xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh chống lại mối đe dọa chính từ Trung Quốc và giảm phụ thuộc vào Mỹ.
Sau thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã bị cấm, không được phép có lực lượng vũ trang. Tuy nhiên lệnh cấm này dần bị phai mờ và gần đây Tokyo đang tích cực thảo luận khả năng đổi tên Lực lượng phòng thủ trong lực lượng vũ trang và cho phép họ những quyền tiến hành các hoạt động quân sự bên ngoài lãnh thổ của mình, không chỉ đối với sứ mệnh nhân đạo và gìn giữ hòa bình.
Chi tiêu quân sự của Nhận Bản được giới hạn trong 1% của GDP. Nhưng GDP của đất nước này là rất lớn và 1 phần trăm là đủ để xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh. Ban đầu, hầu như tất cả các loại vũ khí của lực lượng phòng thủ Nhật Bản được sản xuất tại Mỹ, nhưng hiện nay ngày càng nhiều các sản phẩm trong nước.
Trước đây, mối đe dọa chính đối với Nhật Bản được xác định chính là Liên Xô, nhưng bây giờ tất nhiên, là Trung Quốc và đặc biệt lo ngại về chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên. Tokyo không còn tin rằng, trong trường hợp cần thiết quân đội Mỹ đáp ứng được yêu cầu của họ cũng như không chắc chắn Mỹ sẽ bảo vệ an toàn cho Nhật Bản khỏi Trung Quốc.
Lục quân Nhật Bản bao gồm năm đội quân và lực lượng hoạt động đặc biệt
Lực lượng phía Bắc có trụ sở tại Sapporo, bao gồm: Sư đoàn bộ binh 2 và sư đoàn xe tăng 7, lữ đoàn bộ binh cơ giới 5 và 11, lữ đoàn pháo binh 1, lữ đoàn tên lửa phòng không 1, nhóm hỗn hợp (huấn luyện), thông tin liên lạc và nhóm hàng không.
Lực lượng Đông-Bắc có trụ sở chính ở Sendai, bao gồm: sư đoàn bộ binh 6 và 9, lữ đoàn kỹ thuật 2, nhóm hỗn hợp (huấn luyện), thông tin liên lạc và nhóm hàng không, trung đoàn tên lửa chống tàu 4 và phòng thủ tên lửa 5.
Lực lượng quân đội phía Đông có trụ sở chính ở Nerima, bao gồm: Sư đoàn bộ binh 1, lữ đoàn máy bay chiến đấu 12, lữ đoàn kỹ thuật 2, lữ đoàn hỗn hợp (huấn luyện), lữ đoàn phòng thủ 2, các nhóm thông tin liên lạc và nhóm hàng không.
Lực lượng quân đội ở miền trung có trụ sở chính ở Itami, bao gồm: Sư đoàn bộ binh 3 và 10, lữ đoàn bộ binh cơ giới 13 và 14, lữ đoàn kỹ thuật 4, lữ đoàn hỗn hợp (huấn luyện), nhóm phòng thủ 2, các nhóm thông tin liên lạc và nhóm hàng không.
Lực lượng quân đội phía Tây có trụ sở chính ở Kumamoto, bao gồm: Sư đoàn bộ binh 4 và 8, lữ đoàn bộ binh cơ giới 15, lữ đoàn kỹ thuật 5, lữ đoàn tên lửa phòng không 2, lữ đoàn hỗn hợp (huấn luyện), trung đoàn tên lửa chống tàu 4, các nhóm hàng không.
Lực lượng hoạt động đặc biệt (MTR) có trụ sở chính ở Nerima, bao gồm: Lữ đoàn đổ bộ hàng không 1, lữ đoàn trực thăng 1, các nhóm MTR và trung đoàn ném bom tầm trung.
Lực lượng xe tăng gồm 341 chiếc thuộc các loại Type 90, 308 và 74. Hiện nay Nhật Bản đang dần thay thế bằng các phiên bản mới. Ngoài ra, lực lượng này đã bắt đầu được trang bị xe tăng Type 10 (đây là phiên bản hạng nhẹ của Type 90), hiện nay có 39 chiếc loại này đã và đang tiến hành xây dựng. Ngoài ra còn có 109 xe bọc thép Type 87, 68 xe chiến đấu bộ binh Type 89, 580 xe vận chuyển quân (346 Type 96 và 234 Type 73).
Lực lượng pháo binh gồm 160 khẩu pháo tự hành (trong đó 67 loại M110, 93 Type 99), 422 súng FH70, 1900 súng cố (trong đó 817 Type 64, 646 loại L-16, 426 loại RT, 24 Type 96), 99 MLRS, và 100 hệ thống phòng thủ tên lửa gần bờ Type 88 .
Tổ hợp tên lửa chống tăng bao gồm khoảng năm 1700 (trong đó 34 Type 96, 140 Type 79, 440 Type 87, 1071 Type 01). Hệ thống phòng không có khoảng 370 tổ hợp (trong đó 57 Type 81, 113 loại 93, 32 đội pháo cải tiến Hawk, 40 Type 03), hơn 400 hệ thống phòng thủ tên lửa di động (360 Type 91, 80 “Stinger” của Mỹ), 52 pháo tự hành chống máy bay Type 87.
Lực lượng hàng không được trang bị 7 máy bay hạng nhẹ LR-2, khoảng 84 máy bay trực thăng chiến đấu của Mỹ (trong đó khoảng 72 chiếc AH-1S, 12 chiếc AH-64D, ngoài ra còn có khoảng 13 chiếc AH-1S đang bảo quản), 36 máy bay trinh sát mới OH-13 và 97 chiếc cũ HE-6 (còn có khoảng 97 chiếc đang được bảo quản), 61 máy bay vận tải của Mỹ CH-47J và 129 máy bay đa năng UH-1J (ngoài ra còn có khoảng 45 chiếc UH-1B và 69 trực thăng UH-1H đang bảo quản), 9 máy bay đa năng EC225 của châu Âu, 39 máy bay cứu hộ UH-60J của Mỹ và 30 máy bay huấn luyện TH-480V.
Không quân Nhật bao gồm 5 thành phần chính: hệ thống phòng không (có trụ sở chính ở căn cứ không quân Yokota), yểm trợ (có trụ sở chính ở căn cứ Fuku), trung tâm nghiên cứu-thử nghiệm (có trụ sở chính ở căn cứ Iruma), trung tâm huấn luyện (có trụ sở chính ở căn cứ Hamamatsu) và hậu cần kỹ thuật. Hiện nay, Không quân Nhật có 156 chiếc F-15J và 45 máy bay huấn luyện chiến đấu F-15DJ.
Ngoài ra Nhật đã trang bị máy bay mới F-2 tự sản xuất dựa trên F-16, họ đã trang bị cho Không quân 64 chiếc F-2A và 21 máy bay huấn luyện chiến đấu F-2B (trong đó12 chiếc F-2B đã bị hư hại nghiêm trọng ở căn cứ không quân Matsushima trong trận sóng thần năm 2011, hiện nay chúng đang được bảo quản), 69 chiếc Phantom của Mỹ (trong đó 56 chiếc F-4EJ, 13 máy bay trinh sát RF-4E / EJ, thậm chí lên đến 40 chiếc F-4EJ và 11 RF-4EJ đang được bảo quản). Tuy nhiên những loại máy bay này đang dần dần lỗi thời và Nhật đang lên kế hoạch thay thế chúng. Trong tương lai gần Nhật sẽ mua 42 máy bay chiến đấu F-35A của Mỹ.
Ngoài ra Không quân Nhật còn được trang bị 18 máy bay tác chiến điện tử và AWACS (trong đó 13 chiếc E-2C, 4 chiếc E-767, 1 chiếc EC-1), 6 máy bay tiếp nhiên liệu (4 chiếc KC-767, 2 chiếc KC-130H),
50 máy bay vận tải (13-14 chiếc C-130H, 23 chiếc C-1, 12 chiếc YS-11), 33-35 máy bay đa năng (trong đó 28-30 chiếc U-125, 5 chiếc U-4), 258 máy bay huấn luyện (trong đó 196 chiếc T-4, 49 chiếc T-7, 13 chiếc T-400), 60 máy bay trực thăng vận tải (trong đó 44-49 chiếc UH-60J, 15 chiếc CH-47J).
Tất cả các tàu mặt nước và tàu ngầm của Hải quân được xây dựng tại nhà máy đóng tàu của Nhật, nhưng chúng đều dựa trên các tàu của Mỹ hoặc theo các giấy phép của Mỹ. Đồng thời, Nhật Bản trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu, phát triển loại tên lửa tầm xa Standard.
Hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản bao gồm các tàu ngầm phi hạt nhân nhưng lực lượng này được coi là một trong những lực lượng mạnh nhất trên thế giới. Hiện tại hạm đội này có bảy tàu ngầm loại Soryu (hai hoặc ba chiếc khác đang được xây dựng), 10 chiếc loại Oyashio (và còn một chiếc đang được sử dụng để huấn luyện) và một chiếc loại Kharusi dùng để học tập, huấn luyện.
Tất cả các tàu chiến lớn của Hải quân Nhật được phân loại thành các tàu khu trục, tàu sân bay (trực thăng), tàu tuần dương.
Hai tàu sân bay (trực thăng) loại Hugo và một chiếc loại Sirane (thêm một chiếc đã tách khỏi Hải quân). Theo kích thước những tàu này là tàu sân bay hạng nhẹ có khả năng mang theo 10 máy bay trực thăng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Ngoài ra còn có tàu sân bay (trực thăng) loại Izumo, và một chiếc tàu loại này đang được xây dựng. Đây sẽ là một tàu sân bay với chiều dài khoảng 250 m sẽ được trang bị các loại vũ khí riêng và các hệ thống phòng thủ, nhưng gần như không có máy bay trang bị trên boong tàu nên họ sẽ trang bị 14 trực thăng.
Lực lượng tàu tuần dương gồm 2 chiếc loại Atago và 4 chiếc loại Congo. Chúng được trang bị hệ thống Aegis, và trở thành một hành phần không thể thiếu của hệ thống phòng thủ tên lửa.
Các tàu khu trục hiện đại nhất thuộc ba loại tàu, bao gồm các phiên bản sửa đổi của một dự án: 4 chiếc Akidzuki, 5 chiếc Takanami, 9 chiếc Murasame. Ngoài ra còn có các tàu khu trục cũ như 8 chiếc loại Asagiri, 2 chiếc loại Hatsuyuki (còn có 3 chiếc được sử dụng học tập huấn luyện, 2 chiếc nữa đã ngừng hoạt động), 2 chiếc loại Hatakadze. Lực lượng tàu hộ tống gồm 6 chiếc loại Abukuma.
Trong thành phần của lực lượng Hải quân có 6 tàu tên lửa loại Hayabusa (ngoài ra có 3 tàu mang tên lửa PG-01 đã tách khỏi lực lượng này), 29 tàu quét mìn (trong đó 2 chiếc loại Uraga, 3 chiếc loại Yaeyama, 3 chiếc loại Hirasima”, 12 chiếc loại “Sugasima”, 2 chiếc loại “Uvasima”, 3 chiếc loại “Enoshima”, 2 chiếc loại “Iesima”), ba tàu đổ bộ loại “Osumi”. Gần đây Nhật Bản đang cải thiện đáng kể khả năng đổ bộ của các hạm đội Nhật, đồng thời tiến hành hiện đại hóa mạnh mẽ các loại vũ khí trang thiết bị thuộc lực lượng này.
Lực lượng hàng không trên biển gồm 100 máy bay chống tàu ngầm và máy bay trinh sát (trong đó 10 chiếc F-1, 76 chiếc P-3C, 4-5 chiếc ER-3, 4 chiếc OP-3C, 3-4 chiếc UP-3C), 6-7 máy bay cứu hộ (trong đó 2 chiếc US-1A, 4-5 chiếc US-2), 4 máy bay vận tải U-36A (ngoài ra còn 9-12 chiếc YS-11 đang bảo quản), 5 máy bay tiếp nhiên liệu KC-130R, 55 máy bay huấn luyện và yểm trợ (trong đó 32 chiếc T-5, 5 chiếc LC-90, 18 chiếc TC- 90), 97 máy bay trực thăng chống tàu ngầm (trong đó 50 chiếc SH-60K 50, 47 chiếc SH-60J), 2 máy bay vận tải CH-101, 17 máy bay cứu hộ UH-60J, 15 trực thăng chống thủy lôi (trong đó 8 chiếc MCH-101, 7 chiếc MH-53E), 15 máy bay huấn luyện TN- 135.
Trên lãnh thổ của đất nước này có rất nhiều căn cứ quân sự của Mỹ, và lực lượng chủ yếu nằm ở đảo Okinawa. Đây là địa điểm đóng quân của sư đoàn thủy quân lục chiến 3, các nhóm không quân… Ở căn cứ quân sự Yokosuka có tàu sân bay hạt nhân Nimitz, hai tàu tuần dương Ticonderoga và bảy tàu khu trục Arleigh Burke.
Như vậy sức mạnh của lực lượng tự vệ của Nhật Bản vượt qua bất kỳ sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang các nước NATO, và so với những người hàng xóm Trung Quốc và Triều Tiên ít nhất không yếu hơn. Đặc biệt là đối với Trung Quốc hiện nay đang trở thành mối đe dọa trực tiếp không chỉ đối với Nhật Bản mà còn cả với các quốc gia xung quanh khu vực biển Đông. Sức mạnh của lực lượng vũ trang Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh và phát triển rất nhanh. Và tất nhiên Nhật Bản biết được điều này và không muốn phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ, họ muốn đối phó với các mối đe dọa một cách chủ động hơn.
Với vị thế của một cường quốc kinh tế và chính sách phát triển quốc phòng mới phù hợp với yêu cầu thực tế. Trong tương lai gần sức mạnh của lực lượng vũ trang Nhật Bản sẽ đứng vào tốp đầu của thế giới và lực lượng tự vệ của họ hoàn toàn có thể đủ sức chống lại mọi mối đe dọa mà không cần phụ thuộc vào sự giúp đỡ bên ngoài.
Theo Nguyễn Đông
Đất Việt