10 năm thảm họa động đất/sóng thần Ấn Độ Dương:
Sự hồi sinh trên những miền đất chết
(Dân trí) - Ngày 26/12/2004, trận động đất mạnh 9,2 độ richter ngoài khơi Indonesia đã tạo ra sóng thần cao tới 30 m, tấn công 14 quốc gia ở Ấn Độ Dương, cướp đi sinh mạng của 225 000 người. Đây là một trong những thảm họa gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.
10 năm trôi qua kể từ trận động đất/sóng thần tấn công Nam Á vốn ảnh hưởng tới 5 triệu người tại 14 quốc gia, sự sống đã hồi sinh và cơ sở hạ tầng được tái thiết tại các khu vực bị tàn phá bởi thảm họa kép.
Vào ngày 26/12/2004, trận động đất mạnh 9,2 độ richter đã xảy ra ngoài khơi phía tây tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia, tạo ra sóng thần cao từ 20-30 m tấn công các cộng đồng ven biển tại Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan...
Vào ngày 26/12/2004, trận động đất mạnh 9,2 độ richter đã xảy ra ngoài khơi phía tây tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia, tạo ra sóng thần cao từ 20-30 m tấn công các cộng đồng ven biển tại Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan...
Tổng cộng khoảng 225.000 người đã thiệt mạng do động đất/sóng thần tại 11 quốc gia. Nó trở thành một trong những thảm họa gây chết chóc nhiều nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.
14 quốc gia bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần gồm: Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, quần đảo Maldives, Myanmar, Somalia, Sri Lanka, Thái Lan, Bangladesh, Nam Phi, Madagascar, Kenya, Tanzania và quần đảo Seychelles.
14 quốc gia bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần gồm: Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, quần đảo Maldives, Myanmar, Somalia, Sri Lanka, Thái Lan, Bangladesh, Nam Phi, Madagascar, Kenya, Tanzania và quần đảo Seychelles.
Indonesia bị thiệt hại về người và của nhiều nhất trong thảm họa động đất/sóng thần Ấn Độ Dương, với trên 170.000 người chết và mất tích.
Thái Lan, Sri Lanka và Ấn Độ cũng hứng chịu thiệt hại rất nặng nề.
Hãng tin BBC đưa tin vào năm 2005 rằng tại một số ngôi làng ven biển, hơn 70% dân cư đã thiệt mạng do thảm họa kép.
Cả một dải bờ biển Ấn Độ Dương chìm trong chết chóc và hoang toàn. Các thi thể nạn nhân nằm la liệt khắp nơi.
Màu xanh trở lại trên những "vùng đất chết".
Một phụ nữ Thái đứng bên trong một khách sạn bị sóng thần tàn phá dọc bãi biển Patong ở Phuket, Thái Lan. Bên dưới là ảnh chụp bên trong một tiệm mát xa gần bãi biển Patong 10 năm sau.
Thành phố Banda Aceh, thủ phủ tỉnh Aceh, Indonesia đã hồi sinh sau 10 năm.
Quận ven biển Lampuuk của thành phố Banda Aceh tan hoang 10 năm trước và hiện tại.
Cảnh tượng đổ nát tại Banda Aceh năm 2004 và hiện tại.
Các khu nghỉ dưỡng ven biển đã được xây dựng trên nền các vùng đất bị tàn phá.
Phố Panglima Polem tại Banda Aceh, Indonesia 10 năm về trước và bây giờ.
An Bình
Theo Telegraph
Theo Telegraph