Sputnik tố "ảo thuật gia Trung Quốc" xây đảo nhân tạo ở Biển Đông
Trang Sputnik gần đây đưa tin về việc Trung Quốc cho xây dựng các đảo mới và mở rộng thêm các đảo trong khu vực tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm Chữ Thập ngày 17/7/2012 (Nguồn: AFP/ TTXVN)
Các kết quả nghiên cứu của HIS Jane’s Denfence Weekly dựa trên phân tích các hình ảnh vệ tinh của công ty vũ trụ châu Âu Airbus Denfense Space (trước đây có tên là EADS, đổi tên từ đầu năm 2014) trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Các “nhà ảo thuật gia” Trung Quốc tập trung nâng những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa lên khỏi mặt biển.
Trước đây các hòn đảo này chỉ là một nhóm các nền bêtông nhỏ thì nay đã được thay thế bằng các hòn đảo thực sự và được nối với nhau bằng những chiếc cầu dành cho máy bay trực thăng, sân bay, bến cảng và tất cả các cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai một đội ngũ quân đội tại đây.
Trả lời phỏng vấn CNN James Hardy, tổng biên tập của HIS Jane’s Defense Weekly nói: Chúng tôi tin rằng Trung Quốc đang đẩy nhanh phát triển và thực hiện một chương trình để tạo ra một mạng lưới công sự tại trung tâm quần đảo Trường Sa.
Nằm ở phía Tây Nam của Biển Đông là hàng trăm hòn đảo không có người ở, các rạn san hô và đá ngầm với tổng diện tích là 5km2. Cho đến giờ vẫn chưa có cuộc giao tranh nào xảy ra tại đây, nhưng có thể trở thành một trong những điểm nóng nhất của thế giới.
Defence Weekly HIS Jane đã từng sử dụng những bức ảnh vệ tinh trong quá khứ. Cuốn tạp chí đã gây ấn tượng mạnh bằng việc công bố các hoạt động của tàu nạo vét khổng lồ Tian Jing Hao, được phát hiện từ cuối năm 2013 đến tháng 4/2014 gần các bãi đá Tư Nghĩa, Gạc Ma, Đá Lạc và Chữ Thập (Croix de feu). Bên cạnh những bãi đá trên có sự hiện diện như ảo thuật của một sân bay dài 3km.
Tian Jing Hao làm việc 24 giờ mỗi ngày suốt 7 ngày trong tuần để thu hút cát từ đáy biển. Chiếc tàu nạo vét này đã thu được gần 4,5m3 đất mỗi giờ. Năng suất làm việc của chiếc tàu này đã giúp cho Trung Quốc thay đổi hoàn toàn địa lý của 5 bãi đá ngầm.
Những thay đổi rất dễ nhận thấy qua các hình ảnh từ đá Tư Nghĩa. Ngày 1/2/2014, nơi đây chỉ có duy nhất một mặt phẳng bằng bêtông rộng 380m2.
Những hình ảnh ngày 14/8/2014 cho thấy hoạt động bồi đắp đất ráo riết, trong khi những hình ảnh ngày 24/1/2015 trình bày một hòn đảo thực thụ với diện tích 75.000m2 cùng những công trình đang được ráo riết xây dựng. Tới mùa Xuân hoặc mùa Hè năm 2015, dự kiến các công trình sẽ được hoàn thành và các hoạt động quân sự có thể đi vào hoạt động.
Cơ sở hạ tầng trên các hòn đảo phản ánh cùng một dự án giống nhau: Một tòa nhà chính hình vuông với một hệ thống radar hình tròn hoặc một tòa tháp DCA bên các cạnh.
Về mặt pháp lý, sự hình thành những hòn đảo nhân tạo mới này không giúp Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trong khu vực tranh chấp vì công ước Liên hợp quốc về Luật Biển chỉ bao gồm những tham vọng trên các hòn đảo tự nhiên chứ không nhắc đến các lãnh thổ nhân tạo. Tuy nhiên, sự hiện diện của những căn cứ quân sự tại khu vực có thể là lợi thế nếu xung đột xảy ra trên quần đảo Trường Sa.
Những hòn đá ngầm Gạc Ma, Châu Viên và Đá Lạc luôn là đối tượng làm xấu đi quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines.
Hơn nữa, đã từng có xung đột giữa những tàu chiến Trung Quốc và Việt Nam tại đá ngầm Gạc Ma vào năm 1988, làm chết hàng chục người.
http://www.vietnamplus.vn/sputnik-to-ao-thuat-gia-trung-quoc-xay-dao-nhan-tao-o-bien-dong/309283.vnp