1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Siêu hạm Zumwalt hủy diệt mục tiêu không cần tên lửa

Có tầm bắn khoảng 160km cùng tốc độ Mach 7, pháo ray điện từ Railgun trên siêu hạm lớp Zumwalt sẽ xé nát mục tiêu mà không cần dùng đến tên lửa.

Theo vpk.name, Hải quân Mỹ vừa ký hợp đồng với 12 nhà thầu chịu trách nhiệm phát triển hệ thống và công nghệ tích hợp cần thiết trang bị trên pháo ray điện từ trên siêu hạm lớp Zumwalt.

Nếu tích hợp thành công, chiến hạm Zumwalt sẽ sở hữu thế hệ vũ khí công nghệ cao hàng đầu thế giới hiện nay.

Được biết, kế hoạch xây dựng pháo điện từ của Hải quân Mỹ đã kéo dài trong nhiều năm, trong đó phiên bản có thể bắn đạn thật được giới thiệu vào năm 2012.

Theo Chuẩn đô đốc Bryant Fuller, kỹ sư trưởng của hải quân, mỗi viên đạn khi rời khỏi nòng súng sẽ được cung cấp năng lượng 32 MJ (1 MJ có thể đẩy một vật thể nặng 1 tấn bay với tốc độ 160 km/h).

Sieu hạm Zumwalt lần đầu thử nghiệm.
Sieu hạm Zumwalt lần đầu thử nghiệm.

Theo Lầu Năm Góc, tác động từ va chạm thẳng đứng với mục tiêu đủ đáp ứng mọi sứ mệnh pháo kích của hải quân Mỹ. Pháo điện từ mới đã được thử nghiệm rộng rãi trên đất liền và sẽ được đưa lên tàu vận tải cao tốc USNS Millinocket để bắn thử trên biển trong năm 2016, theo Chuẩn đô đốc Klunder. Giới chức Mỹ hy vọng, siêu pháo sẽ được trang bị cho tàu chiến sau năm 2018.

Điểm đáng chú ý nhất về khẩu pháo railgun là lực phóng đạn hoàn toàn đến từ động lực – khẩu pháo này sử dụng cùng một nguyên lý với hành động... ném đá (nghĩa đen) của bạn. Công nghệ này tập trung vào tốc độ thay cho chất nổ để công phá mục tiêu, trong đó lực Lorenz do điện từ trong nòng sinh ra sẽ thay thế thuốc súng để giúp đạn phóng đi nhanh hơn, xa hơn.

Theo kế hoạch ban đầu của Hải quân Mỹ, sức công phá của pháo railgun có thể sẽ lên tới 32 mega-joule; đầu đạn sẽ được điều khiển qua GPS để hướng đến mục tiêu cách 160km trong vòng 6 phút.

Vào năm 2012, Hải quân Mỹ bày tỏ hy vọng có thể bắn được tới 10 viên đạn railgun trong một phút, song cho đến giờ vẫn chưa có một loại pin nào có thể cung cấp đủ điện lực để "phóng" các viên đạn này.

Nếu được phát triển thành công, pháo điện từ sẽ góp phần khẳng định quan điểm tác chiến không tiếp xúc của Mỹ - sử dụng phương tiện tấn công tầm xa, máy bay không người lái hoặc tên lửa hành trình để tham gia vào các hoạt động tác chiến.

Theo những thông tin được tiết lộ, ngoài pháo ray điện từ, siêu hạm Zumwalt còn được Hải quân Mỹ trang bị hàng loạt vũ khí công nghệ đỉnh cao nhất hiện nay gồm vũ khí laser, radar hiện đại theo dõi tên lửa đạn đạo… với tính năng tàng hình siêu hạng, hỏa lực mạnh mẽ và hệ thống chỉ huy, điều khiển, kiểm soát tiên tiến, Zumwalt được đánh giá là khu trục hạm số 1 thế giới.

Clip pháo điện từ Mỹ hủy diệt mục tiêu:

Theo Mỹ Đức

Đất Việt