1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Sau Ukraine và Syria, mục tiêu tiếp theo của Nga là gì?

Bắc Cực, nơi chứa 20% trữ lượng dầu mỏ của thế giới, bỗng nhiên được nhìn nhận là khu vực cực kì quan trọng với quyền lợi quốc gia Nga. Theo tờ báo tài chính Les Echos, Moscow sẽ tìm cách bảo vệ chủ quyền của mình tại đây như đã từng làm ở Ukraine và Syria.

Les Echos khẳng định rằng, Moscow đang coi trọng Bắc Cực không khác gì Ukraine và Syria và điều này có thể được khẳng định qua tuyên bố mới đây của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, người đứng đầu Ủy ban quốc gia Nga về Bắc Cực.

“Nga sẽ đầu tư 20 triệu USD trong vòng 15 năm tới vào việc phát triển công nghệ thám hiểm Bắc Cực. Chính phủ cũng sẽ đóng thêm tàu biển hoạt động tốt trong môi trường lạnh giá”, ông Rogozin nói tại diễn đàn Tekhnoprom vào hồi tháng 6.

Bắc Cực là nơi có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ
Bắc Cực là nơi có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ

Mục tiêu của Moscow đó chính là giảm sự phụ thuộc vào của nước ngoài trong các lĩnh vực như công nghệ sưởi ấm, vật liệu xây dựng và thiết bị liên lạc. Ông Rogozin cho biết, 90% các thiết bị nghiên cứu đang được sử dụng ở Bắc Cực đều được nhập khẩu từ nước ngoài, do đó Nga cần đầu tư vào phát triển công nghệ cho riêng mình nhằm tránh sự rủi ro chính trị.

Vào hồi tháng 6, tàu phá băng Dự án 22220, có tên gọi Arktika đã được hạ thủy ở xưởng đóng tàu Baltic, thành phố St. Petersburg. Nga sẽ biên chế 3 chiếc tàu loại này vào năm 2020. Các tàu phá băng này sẽ dọn đường cho các tàu chở dầu với trọng lượng 200.000 tấn và biến Nga thành quốc gia khai thác dầu mỏ lớn nhất trong khu vực này.

Ngoài ra, Cơ quan xây dựng đặc biệt liên bang Nga (Spetsstroy) đang xây dựng các căn cứ quân sự và doanh trại ở khu vực Viễn Bắc, Viễn Đông và Siberia cho 20.000 quân nhân và gia đình của họ. Bằng hành động này, Nga hy vọng sẽ đảm bảo được an ninh cho khu vực Bắc Cực.

Theo Đặng Vũ/ Sputnik

An ninh thủ đô