1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Săn lùng thiên thạch ở “lục địa băng”

(Dân trí) - Sau vụ nổ sao băng mới đây tại vùng núi Ural, các nhà khoa học Nga đang tìm kiếm các mảnh vỡ thiên thạch rơi xuống trái đất. Còn tại Nam Cực, các nhà thám hiểm Mỹ đã bắt đầu tìm kiếm các thiên thạch từ gần 4 thập niên trước.

Săn lùng thiên thạch ở Nam Cực
Các thành viên của Chương trình tìm kiếm thiên thạch Nam Cực (ANSMET) đang tìm kiếm các thiên thạch rơi xuống từ bầu trời. Kể từ khi ANSMET bắt đầu gần 4 thập niên trước, các sứ mệnh Nam Cực đã tìm thấy hơn 20.000 thiên thạch và chương trình đã cho các nhà khoa học trên khắp thế giới tìm hiểu về các hành tinh và ngôi sao mượn hàng nghìn mẫu thiên thạch để phục vụ công tác nghiên cứu.

Săn lùng thiên thạch ở Nam Cực
Mỗi năm có hàng nghìn sao băng xâm nhập bầu khí quyển trái đất nhưng phần lớn đều có kích cỡ nhỏ tới nỗi thường bị đốt cháy trước khi tấn công mặt đất.

Săn lùng thiên thạch ở Nam Cực
Tuy nhiên, hàng nghìn thiên thạch vẫn tấn công bề mặt trái đất. Một trong những vụ việc gần đây là một thiên thạch phát nổ trên bầu trời khu vực Chelyabinsk thuộc vùng Ural của Nga hôm 15/2. Thiên thạch đã phát nổ, gây thiệt hại lớn và khiến khoảng 1.200 người bị thương, phần lớn họ bị thương do kính vỡ.

Săn lùng thiên thạch ở Nam Cực
Mặc dù các thiên thạch rơi xuống khắp trái đất là ngẫu nhiên nhưng khu vực phía đông Nam Cực là nơi lý tưởng để tìm kiếm thiên thạch.
 
Săn lùng thiên thạch ở Nam Cực
 Những lều tạm của các thành viên ANSMET tìm kiếm thiên thạch được dựng lên tại Nam Cực. Tham gia ANSMET có các nhà khoa học và các tình nguyện viên.

Săn lùng thiên thạch ở Nam Cực
Bất kỳ hòn đá màu đen nào rơi xuống từ bầu trời đều dễ bị phát hiện trên sa mạc băng trắng xoá.

Săn lùng thiên thạch ở Nam Cực
Sự dịch chuyển của các sông băng cũng để lộ những thiên thạch có thể đã bị chôn vùi qua thời gian.
 
 
Săn lùng thiên thạch ở Nam Cực
Các nhà khoa học của cho hay thiên thạch tại Nam Cực thường được bảo quản tốt hơn do thời tiết băng giá.
 
Săn lùng thiên thạch ở Nam Cực

Mỗi khi một thiên thạch được tìm thấy, nó sẽ gắn mã số, được định vị bằng GPS, và được ghi hình. Những điểm nổi bật cũng được ghi chép lại.
 
Săn lùng thiên thạch ở Nam Cực
Khi tìm thấy một thiên thạch, các thành viên của ANSMET sẽ sử dụng một loạt túi đặc biệt để bảo quản nó.

Săn lùng thiên thạch ở Nam Cực
Sau mỗi chuyến thám hiểm, tất cả các thiên thạch sẽ được chuyển tới phòng phí nghiệm thiên thạch Nam Cực tại Trung tâm vũ trụ Johnson của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ở thành phố Houston. Các mẫu vật sau đó sẽ được kiểm nghiệm kỹ càng và kết quả được đăng tải trong cuốn Antarctic Meteorite Newsletter.

Săn lùng thiên thạch ở Nam Cực
 
Săn lùng thiên thạch ở Nam Cực
Antarctic Meteorite Newsletter cho hay các mẫu vật được thu thập trong cuộc tìm kiếm của ANSMET tại Dãy Miller thuộc Nam Cực vào năm ngoái đã nâng tổng số thiên thạch được tìm thấy tại "lục địa băng" lên con số 20.000 thiên thạch.

An Bình
Theo
CBS